• Giới thiệu – liên hệ
  • Chính sách
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Quên mật khẩu
Tạp chí Lào - Việt
  • Trang chủ
  • Kinh tế
  • Tuần báo
  • Tham khảo
    • Video
  • Pháp luật
    • Thư viện pháp luật
    • Tư vấn pháp luật
  • Bản tin Đại sứ quán
No Result
View All Result
Tạp chí Lào - Việt
No Result
View All Result
Home Tham khảo

Thương mại điện tử tại Lào, có nên nghĩ đến bền vững ngay từ mới khởi đầu?

03/04/2023
in Tham khảo

Thương mại điện tử tại Lào

Nếu như đến Lào chỉ khoảng năm 2018, việc mua bán, thanh toán chủ yếu vẫn dùng tiền mặt; các điểm chấp nhận thẻ quốc tế rất ít, thẻ nội địa phát triển khó khăn dù có hơn 40 ngân hàng tại quốc gia này. Quay lại vào đầu năm 2021, đúng 3 năm sau, tuy vẫn chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid, thương mại tiêu dùng của Lào sôi động hơn rất nhiều nhờ vào sự phát triển của thương mại điện tử và công cụ thanh toán.

Không thể phủ nhận thương mại điện tử đóng vai trò rất lớn trong hệ thống kinh tế số nói riêng và công cuộc phát triển, hội nhập kinh tế nói chung. Tuy nhiên, việc phát triển thương mại điện tử tại Lào vẫn là mới khởi đầu. Báo cáo nghiên cứu chính sách phát triển thương mại điện tử tại Lào của Viện Nghiên cứu kinh tế thương mại, Bộ Công thương Lào đã chỉ ra bốn yếu tố quan trọng đối với việc phát triển thương mại điện tử tại Lào, gồm: Cơ sở hạ tầng kinh doanh điện tử (E-Business Infrastructure); việc bảo vệ thông tin dữ liệu; thanh toán điện tử (E-Payment) và các quy định (trích báo Nhân dân). Hiện nay, Lào đã bắt đầu xây dựng các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và hệ thống thanh toán điện tử, đồng thời hoàn thiện bộ quy chuẩn pháp luật.

Với nỗ lực đó, thương mại điện tử tăng nhanh tại Lào với sự xuất hiện của hàng loạt các ứng dụng giao hàng, vận chuyển như Panda, Loca, inDrive,… và các dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng như Onepay, iPay,…, các ví điện tử của doanh nghiệp fintech như Umoney, Kok kok pay… Trong nền kinh tế, các dịch vụ logistics cũng phát triển cùng với sự nở rộ của mua bán trực tuyến.

Nhìn chung, các giao dịch thương mại điện tử tại Lào đã hình thành nhưng vẫn còn ở mức thấp và chính phủ Lào đã đặt trọng tâm phát triển nhưng vẫn chỉ bắt đầu, vẫn còn cần thêm các chính sách, các công cụ chiến lược để nền kinh tế vận hành, triển khai trong thời kỳ đổi mới.

Tại sao phải có nền thương mại điện tử bền vững?

Không phải tự nhiên mà khái niệm “bền vững” được lặp đi lặp lại ngày càng nhiều trên mọi phương diện và trong mọi lĩnh vực nói chung, mọi chiến lược doanh nghiệp nói riêng. Phát triển bền vững là một chiến lược cần thiết để tăng trưởng song song với tái đầu tư nguồn lực, tạo đà cho bước phát triển tiếp theo. Trong thương mại điện tử, phát triển bền vững sẽ tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, qua đó đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế chung, xây dựng được hệ sinh thái nhà cung cấp – khách hàng – các đơn vị trung gian trung thành, chất lượng và ngày càng mở rộng.

Với lợi thế là một nền kinh tế đi sau, Lào có phương tiện và bài học từ những nền kinh tế đi trước để định hướng từng bước dịch chuyển sang nền kinh tế số bền vững. Thương mại điện tử bền vững tại thời điểm khởi đầu sẽ giúp cho Lào bỏ qua các giai đoạn phát triển thô, manh mún cùng những tồn tại của nó. Đối trọng của phát triển nhanh, thiếu bền vững bao giờ cũng là những tồn tại về rủi ro và khắc phục cả về hệ thống kinh tế cũng như xã hội. Thực tế cho thấy, công cụ thanh toán Lào đã bỏ qua quá trình phát triển thẻ vật lý để đi đến một phương thức thanh toán ví điện tử, QR cập nhật, ít chi phí và an toàn hơn.

Thương mại điện tử bền vững cần có gì?

Trên cơ sở những định hướng để phát triển thương mại điện tử đã đề ra, Chính phủ Lào cũng cần xác định trọng tâm để xây dựng nền Thương mại điện tử bền vững trong thực tế triển khai:

Phát triển kinh doanh bền vững: Chính phủ Lào cần thúc đẩy những định hướng chung để giúp các thành phần tham gia vào nền kinh tế đặt trọng tâm vào chiến lược phát triển bền vững, chú trọng đầu tư dài hạn để phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ, logistics và con người thay vì hướng đến những làn sóng thị hiếu nhất thời hay mục tiêu kinh doanh ngắn hạn.

Cơ sở hạ tầng – logistics bền vững: Doanh nghiệp cần được hỗ trợ để thúc đẩy nhanh lộ trình chuyển đổi số, thông qua đó có thể tận dụng triệt để các giải pháp công nghệ, cơ sở hạ tầng, logistics đến tiếp thị trong hệ sinh thái thương mại điện tử. Bên cạnh đó, các chính sách, quy định về công cụ thanh toán, thương mại điện tử cũng cần linh hoạt, cập nhật để vừa đảm bảo an toàn cho nền kinh tế nhưng cũng phải đảm bảo không gây khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong thực tế triển khai.

Nguồn nhân lực số: Không chỉ trong giai đoạn phát triển kinh tế số hiện nay, nguồn nhân lực chất lượng cao được đánh giá chưa thỏa mãn nhu cầu thực tế tại Lào. Các doanh nghiệp dù đã chú trọng phát triển nguồn nhân lực nhưng chưa có những chiến lược cụ thể để thu hút nguồn nhân lực số: công nghệ thông tin, phát triển sản phẩm,… thậm chí chưa đánh giá đúng mức vai trò của nguồn nhân lực này. Nền kinh tế cần thêm các chính sách dân cư hỗ trợ thu hút nguồn nhân lực số từ nước ngoài cũng như đào tạo, nâng cao chất lượng nhân sự số trong nước.

Nâng cao trải nghiệm khách hàng: là một trong những yếu tố cốt lõi của thương mại điện tử. Theo đó, nhu cầu về một vòng tròn trãi nghiệm khép kín cho khách hàng của doanh nghiệp là cấp thiết. Trong khi hiện tại, sự mất cân bằng trong cơ cấu kinh tế giữa những nhà cung cấp – đơn vị vận chuyển – đơn vị thanh toán – khách hàng đã gây khó khăn trong chính luồng giao dịch, chưa đề cập đến việc thúc đẩy tái mua sắm. Tuy nhiên, khi đã có những chính sách hỗ trợ phù hợp của chính phủ, những thành phần kinh tế còn yếu sẽ có cơ hội phát triển thêm để cân bằng, đồng thời doanh nghiệp tham gia vào thương mại điện tử cũng sẽ tập trung hơn vào việc phát triển công nghệ, thống kê khảo sát, công cụ thanh toán,….

Một câu hỏi nữa đặt ra, liệu toàn nền kinh tế, đặc biệt các doanh nghiệp, có quyết tâm chung tay cho một nền thương mại điện tử bền vững lợi mình, lợi người ?

JunT

Tags: đầu tưJunTkinh tếthương mại điện tử

Bài viết liên quan

Lào thành lập Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số

08/06/2023

ASEAN tiếp tục hỗ trợ tư vấn chính sách cho Lào

07/06/2023

Doanh nghiệp Hàn Quốc sắp thực hiện dự án sân golf và resort tại Viêng Chăn

05/06/2023

Champasak tiếp tục là trung tâm kinh tế ở Nam Lào

05/06/2023

Tuần báo số 231

05/06/2023

Lào thúc đẩy chính sách tín dụng kích thích nền kinh tế

04/06/2023
Next Post

Câu lạc bộ quần vợt người Việt Nam tại Thủ đô Viêng Chăn tổ chức thành công Giải Tennis TFC Open 2023

Bài cùng chuyên mục

  • Tham khảo: Thủ tục xin cư trú lâu dài tại Lào (ngoại kiều)
  • Tham khảo: Xin visa và đặt mua vé tàu từ Lào đi Trung Quốc
  • Tham khảo: Giới kinh doanh người Lào lo lắng trước làn sóng đầu tư từ Trung Quốc
  • Tham khảo: Tìm hiểu chiến lược đầu tư phát triển điện mặt trời tại Lào
  • Tham khảo: Báo cáo tổng quan phát triển kỹ thuật số tại Lào năm 2023
  • Tham khảo: Tổng quan tình hình phát triển ngành điện lực của Lào
  • Tham khảo: Tìm hiểu ví điện tử NewPay, ứng dụng nền tảng Trung Quốc muốn trở thành Alipay của Lào
  • Tham khảo: Cơ cấu giá điện mới tại Lào
  • Tham khảo: Tìm hiểu khái quát về thị trường bảo hiểm Lào
  • Tham khảo: Đặc điểm Thuế khóa Lào (cập nhật năm 2022)

Bài viết liên quan

  • Lào tìm cách thu hút đầu tư mới
  • Lào là điểm đến đầu tư tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam
  • Tỉnh Oudomxay chuẩn bị mở trung tâm dịch vụ doanh nghiệp SMEs
  • Việt Nam đứng thứ 3 trong tổng số 54 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Lào
  • Lào tìm kiếm các biện pháp bảo đảm đời sống người lao động

Lào xác định rừng phòng hộ khu vực biên giới Lào – Campuchia – Thái Lan

10/06/2023

Lào nỗ lực thúc đẩy cải thiện môi trường thương mại và đầu tư

10/06/2023

Luang Prabang lạm phát cao nhất cả nước trong tháng 5

10/06/2023

Cảnh sát Thái Lan đã bắt được đối tượng cướp tiệm vàng

10/06/2023

Xúc tiến đầu tư băng tải 160 km nối mỏ than của Lào

10/06/2023

Đoàn đại biểu Quỹ vì Hoà bình và Phát triển Trung Quốc thăm và làm việc tại Lào

09/06/2023

Toàn bộ bản quyền thuộc về Tạp chí Lào Việt
Hội người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn

LIÊN HỆ

Tạp chí Lào - Việt
Địa chỉ:  167 bản Anou, quận Chanthabouly, thủ đô Viêng Chăn
Điện thoại: +85620 99655568
Email: tapchilaoviet@gmail.com

KẾT NỐI

Toàn bộ bản quyền thuộc về
Tạp chí Lào Việt -
Hội người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn

Tạp chí Lào - Việt
Địa chỉ: 167 bản Anou, quận Chanthabouly, thủ đô Viêng Chăn
Điện thoại: +85620 99655568
Email: tapchilaoviet@gmail.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh tế
  • Tuần báo
  • Tham khảo
  • Cộng đồng
  • Học tiếng Lào
  • Ký ức người lính Việt Lào
  • Pháp luật
  • Giới thiệu – liên hệ

© 2018 Tạp chí Lào Việt
Toàn bộ bản quyền thuộc về Tạp chí Lào Việt - Hội người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn.