• Giới thiệu – liên hệ
  • Chính sách
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Quên mật khẩu
Tạp chí Lào - Việt
  • Trang chủ
  • Tin ngày
  • Tuần báo
  • Tham khảo
  • Pháp luật
    • Thư viện pháp luật
    • Tư vấn pháp luật
  • Học tiếng Lào-Việt
No Result
View All Result
Tạp chí Lào - Việt
No Result
View All Result
Home Quê hương hôm nay

​10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2020

25/12/2020
in Quê hương hôm nay

1. GDP tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái nghiêm trọng

Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP năm 2020 dự kiến đạt 2,5 – 3%. Ảnh: TTXVN

Năm 2020 trong khi kinh tế toàn cầu suy thoái nặng nề do đại dịch COVID-19 thì Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia có tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GDP) dự kiến đạt 2,5 – 3%.

Thành công này có được nhờ sự điều hành linh hoạt của Chính phủ và quyết tâm của cả hệ thống chính trị thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế”.

Đây là căn cứ quan trọng để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2025.

2. Việt Nam trở thành sáng lập viên khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 chứng kiến Lễ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN

Ngày 15/11/2020, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) chính thức được ký kết trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 do Việt Nam tổ chức trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020.

RCEP bao gồm 10 quốc gia ASEAN và 5 đối tác gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand được kỳ vọng sẽ tạo nên một thị trường thương mại tự do lớn nhất từ trước đến nay với tổng GDP 26.200 tỷ USD, chiếm khoảng 30% GDP và gần 28% thương mại toàn cầu.

Cùng với RCEP, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác chiến lược về thương mại cho Việt Nam trong giai đoạn tới.

3. Thiên tai gây thiệt hại lớn trên nhiều vùng, miền

Lũ lụt miền Trung năm nay được xem là đợt lũ lụt lịch sử. Ảnh: Quý Trung – TTXVN

Năm 2020 ghi nhận nhiều diễn biến thiên tai bất thường, cực đoan. Trong đó, lũ lụt miền Trung được xem là đợt lũ lụt lịch sử mới với mức báo động IV, cấp bậc thiên tai nguy hiểm, rủi ro rất lớn của Việt Nam.

Chỉ trong tháng 10 và 11/2020 có tới 7 cơn bão liên tiếp đổ bộ vào miền Trung, trong đó cơn bão số 9 mạnh nhất trong 20 năm trở lại đây.

Mưa lũ kéo dài gây sạt lở kinh hoàng tại Thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên – Huế); Nam Trà My và Phước Sơn (Quảng Nam), Hướng Hóa (Quảng Trị) khiến nhiều người thiệt mạng.

Bên cạnh đó, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển tiếp tục xảy ra tại Đồng bằng sông Cửu Long; động đất ở Mường Tè (Lai Châu), Mộc Châu (Sơn La)… cũng gây tổn thất lớn về người và tài sản. Trong năm, ước tính tổng thiệt hại do thiên tai gây ra là 38.400 tỷ đồng, trong đó thiệt hại do bão, lũ là 31.700 tỷ đồng.

Những diễn biến bất thường của khí hậu cũng đặt ra khuyến cáo cần có sự quản lý chặt chẽ hơn đối với rừng phòng hộ, các công trình thủy điện…

4. Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia

Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia. Ảnh minh họa: BNEWS/TTXVN

Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Đây là lần đầu tiên Chính phủ ban hành quyết định về chuyển đổi số, đặt ra mục tiêu phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và phát triển các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực vươn tầm toàn cầu.

Mục tiêu của chương trình đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP, Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh; đến năm 2030, kinh tế số chiếm 30% GDP, Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh.

5. Xuất siêu đạt mức kỷ lục 

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt mức cao. Ảnh: Quách Lắm/TTXVN

Trong bối cảnh dịch COVID-19 khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gẫy nặng nề, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vẫn đạt mức cao, đưa xuất siêu đạt mức kỷ lục với con số ước tính 20 tỷ USD.

Năm 2020, Việt Nam có tới 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92% tổng kim ngạch xuất khẩu; trong đó có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD.

6. Giải ngân đầu tư công tăng mạnh nhất trong một thập kỷ

Thi công dự án công trình đầu tư du lịch tại huyện đảo Phú Quốc. Ảnh: Lê Huy Hải – TTXVN

Năm 2020, giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh, đạt trên 90% kế hoạch, mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2020.

Ngay từ đầu năm, vốn đầu tư công đã được Chính phủ xác định là nguồn lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Quyết tâm từ cấp cao nhất đã được lan tỏa xuống cấp thực thi, tạo ra những kỷ lục trong thực hiện dự án đầu tư công.

7. Ngân hàng Nhà nước 3 lần giảm lãi suất điều hành, hỗ trợ nền kinh tế

Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần giảm lãi suất trong năm nay. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN

Năm 2020, lần đầu tiên chỉ trong vòng 1 năm, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần giảm lãi suất điều hành.

Theo đó, lãi suất điều hành đã giảm từ 1,5-2,0%/năm; trần lãi suất tiền gửi giảm từ 0,6-1,0%/năm; trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên giảm 1,5%/năm…

Việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm lãi suất điều hành đã hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, giảm chi phí vay vốn của người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn do tác động của COVID-19.

8. Số doanh nghiệp giải thể tăng mạnh

Số lượng doanh nghiệp giải thể trong năm qua tăng mạnh. Ảnh minh họa: TTXVN

Đại dịch COVID-19 được coi là thách thức lớn nhất với cộng đồng doanh nghiệp.

Trong 11 tháng đầu năm 2020 có  93,5 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, chờ giải thể và giải thể, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước, tập trung vào khu vực doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, ăn uống, bất động sản, dịch vụ môi giới, logistics, sản xuất nhỏ lẻ, vận tải nhỏ…

Số lượng doanh nghiệp giải thể tăng mạnh, khiến mục tiêu đến năm 2020 cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp (theo Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ) không đạt được.

9. Thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn quan trọng

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển vượt bậc về quy mô và chất lượng. Ảnh: BNEWS/TTXVN

Sau 20 năm kể từ ngày đi vào vận hành (28/7/2000 – 28/7/2020), thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển vượt bậc về quy mô và chất lượng, trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Tính đến 30/11/2020, tổng giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán đạt hơn 6,11 triệu tỷ đồng – là mức cao nhất từ trước đến nay, chiếm 101,33% GDP, vượt mục tiêu chiếm 70% GDP đề ra trong chiến lược phát triển thị trường chứng khoán tới năm 2020.

10. Hàng không và du lịch thua lỗ nặng nề

Hàng không bị thiệt hại nặng nề. Ảnh: Vietnam Airlines

Năm 2020, lĩnh vực hàng không và du lịch trải qua một năm khó khăn do tác động của dịch COVID-19. Theo đó, chỉ riêng Vietnam Airlines đã lỗ trên 15.000 tỷ đồng.

Vietjet Air, Bamboo Airways, Pacific Airlines cũng dự báo lỗ hàng chục nghìn tỷ đồng. Ngành du lịch cũng thiệt hại nặng nề với lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giảm trên 80%, khách du lịch nội địa giảm gần 50%. Ước tính tổng thiệt hại của ngành du lịch lên đến 530 nghìn tỷ đồng.

Theo TTXVN

Tags: 2020sự kiện nổi bậtViệt Nam

Related Posts

‘Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày nay’

28/12/2020

Đạt kết quả ‘độc nhất vô nhị’, Việt Nam biến khủng hoảng thành cơ hội

27/12/2020

Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới

27/12/2020

10 sự kiện kinh tế – xã hội năm 2020

25/12/2020

Ông lớn công nghệ Ấn Độ muốn tuyển 3.000 nhân viên tại Việt Nam

16/12/2020

Nghiên cứu của Úc: Việt Nam là đối tác kinh tế hoàn hảo

16/12/2020

Chuyển đổi số – “thang thuốc” cho tương lai nông nghiệp Việt Nam

16/12/2020

UKVFTA thúc đẩy dòng vốn từ Anh vào Việt Nam

16/12/2020

Việt Nam và những cuộc đua vào tốp đầu thế giới: Kỳ tích gạo Việt

16/12/2020

Nhật Bản dự đoán Việt Nam có thể trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2023

16/12/2020
Next Post

10 sự kiện kinh tế - xã hội năm 2020

Discussion about this post

Bài cùng chuyên mục

  • ‘Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày nay’
  • Đạt kết quả ‘độc nhất vô nhị’, Việt Nam biến khủng hoảng thành cơ hội
  • Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới
  • 10 sự kiện kinh tế – xã hội năm 2020
  • Ông lớn công nghệ Ấn Độ muốn tuyển 3.000 nhân viên tại Việt Nam
  • Nghiên cứu của Úc: Việt Nam là đối tác kinh tế hoàn hảo
  • Chuyển đổi số – “thang thuốc” cho tương lai nông nghiệp Việt Nam
  • UKVFTA thúc đẩy dòng vốn từ Anh vào Việt Nam
  • Việt Nam và những cuộc đua vào tốp đầu thế giới: Kỳ tích gạo Việt
  • Nhật Bản dự đoán Việt Nam có thể trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2023

Bài viết liên quan

  • Đại sứ Lào thăm các tỉnh Tây nguyên
  • Đắc Tà Oọc – vùng quê yên lành
  • Tăng cường tình đoàn kết giữa quân đội và nhân dân hai nước Việt Nam – Lào
  • Phát hiện 2 đối tượng mua bán 13kg ma túy từ Lào về Việt Nam
  • Điều tiết nước qua Lào sau sự cố ở nhà máy thủy điện A Lưới

Đại hội Đảng NDCM Lào: Đổi mới toàn diện trên con đường tiến lên CNXH

15/01/2021

Tỉnh Bolikhamxay đặt mục tiêu tăng trưởng trên 5%

15/01/2021

Samsung mở bán điện thoại Galaxy S21 5G tại Lào

15/01/2021

Bế mạc Đại hội lần thứ XI của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

15/01/2021

“Tổng Bí thư Bounnhang Vorachith là nhà lãnh đạo mẫu mực”

15/01/2021

Ông Thongloun Sisoulith là tân Tổng bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào khóa XI

15/01/2021

Toàn bộ bản quyền thuộc về
Hội người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn

LIÊN HỆ

Tạp chí Lào - Việt
Địa chỉ:  167 bản Anou, quận Chanthabouly, thủ đô Viêng Chăn
Điện thoại: +85620 99655568
Email: tapchilaoviet@gmail.com

KẾT NỐI

Toàn bộ bản quyền thuộc về
Hội người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn

Tạp chí Lào - Việt
Địa chỉ: 167 bản Anou, quận Chanthabouly, thủ đô Viêng Chăn
Điện thoại: +85620 99655568
Email: tapchilaoviet@gmail.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tin ngày
  • Tuần báo
  • Tham khảo
  • Góc Cộng đồng
  • Học tiếng Lào-Việt
  • Ký ức người lính Việt Lào
  • Pháp luật
  • Giới thiệu – liên hệ

© 2018 Tạp chí Lào Việt
Toàn bộ bản quyền thuộc về
Hội người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn.