Ngày 27/9, tại New York, Mỹ, Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone đã có bài phát biểu tại phiên Thảo luận chung Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79.
Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhấn mạnh thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức xảy ra ở nhiều khhu vực khác nhau trên toàn thế giới, như vấn đề căng thẳng địa chính trị, xung đột vũ trang, khủng hoảng kinh tế và tài chính, thảm họa thiên tai nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, nghèo đói và bất ổn xã hội đang có xu hướng lan rộng trên toàn cầu… tất cả những thách thức này tiếp tục là mối đe dọa đến hòa bình, ổn định và an ninh quốc tế, đồng thời gây trở ngại cho sự phát triển của các nước, cũng như không thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững theo kế hoạch, khiến nền kinh tế, tài chính của nhiều nước chưa thể phục hồi sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Các nước thành viên Liên hợp quốc đã nỗ lực tăng cường hợp tác trong khuôn khổ đa phương thông qua các cơ chế khu vực nhằm cùng nhau giải quyết các vấn đề cấp bách đang xảy ra để xây dựng môi trường thuận lợi cho việc gìn giữ hòa bình, là cơ sở cần thiết nhất cho công cuộc phát triển bền vững.
Đối với các tranh chấp, xung đột xảy ra ở cấp quốc tế, Thủ tướng Lào cho biết, Lào bày tỏ quan ngại về việc xung dột vũ trang đang có xu hướng lan rộng ở khu vực Trung Đông và các khu vực khác dấn đến hệ lụy khủng hoảng nhân đạo đối với người dân vô tội, Thủ tướng Lào cho rằng cách duy nhất để giải quyết các xung đột này là xây dựng lòng tin lẫn nhau đi đổi với đàm phán ngoại giao trên cơ sở tông trọng chủ quyền. tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, đồng thời tiếp tục tăng cường hợp hợp tác để phát triển và trở thành đối tác quốc tế để bảo đảm tổ chức thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, cũng như kết quả Hội nghị Thượng đỉnh về tương lại mà các nhà lãnh đạo thế giới đã thông qua đạt kết quả như mong đợi trên cơ sở thúc đẩy khuôn khổ hợp tác đa phương, trong đó Liên hợp quốc là cơ quan trung tâm để có thể đáp ứng được yêu cầu của cộng đồng quốc tế bảo đảm phù hợp và kịp thời.
Trong bài phát biểu, Thủ tướng Lào cũng đã thông báo năm 2024 Lào vinh dự đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên 2024 với chủ đề “ASEAN – Thúc đẩy kết nối và tự cường” nhằm xây dựng ASEAN kết nối và mạnh mẽ hơn thông qua thực hiện các ưu tiên ASEAN 2024 và các sáng kiến khác nhau. Ông cho biết, chủ đề này phù hợp với chủ trương, chính sách của Lào nhằm chuyển đổi Lào từ quốc gia không có biển thành quốc gia kết nối khu vực, đồng thời phù hợp với mục tiêu chung của ASEAN là xây dựng ASEAN trở thành khu vực hội nhập – kết nối và có thể ứng phó với các thách thức hiệu quả, kịp thời trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới tiếp tục gặp nhiều thách thức, khó khăn, biến động nhanh chóng và khó lường. Đặc biệt, ASEAN đang tập trung xây dựng kế hoạch chiến lược trên nhiều mặt, cũng như tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 nhằm xây dựng ASEAN trở thành cộng đồng vững mạnh, đổi mới, linh hoạt và lấy người dân làm trung tâm.
Thủ tướng Lào cho biết, Lào tiếp tục cam kết thực hiện mục tiêu phát triển bền vững nhằm phát triển kinh tế – xã hội song song với bảo vệ môi trường và xóa đói giảm nghèo. Tháng 7 vừa qua, tại Diễn đàn chính trị cấp cao 2024 (HLPF) Lào đã trình bày Báo cáo Quốc gia tự nguyện lần thứ 3, trong đó nhấn mạnh tiến đội của chúng ta còn rất chậm và chưa thể đạt được mục tiêu đề ra. Việc tổ chức thực hiện mục tiêu phát triển bền vững Quốc gia lần thứ 18 “vì một cuộc sống an toàn từ bom mìn chưa nổ” là mục tiêu có tiến độ triển khai thực hiện tích cực, tuy nhiên vẫn còn nhiều mối đe dọa từ bom mìn chưa nổ đối với đời sống của người dân Lào và cản trở sự phát triển của đất nước; Thủ tướng Lào kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường hỗ trợ Lào giải quyết các vấn đề tồn tại lâu dài và đầy thách thức này theo Công ước về bom, đạn chùm. Một trở ngại khác đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững là vấn đề thiếu kinh phí để khẩn trương cải cách cơ cấu tài chính quốc tế thông qua sự phối hợp của hệ thốn phát triển Liên hợp quốc, các đối tác phát triển, các tổ chức tài chính quốc tế, đồng thời thúc đẩy vai trò tham gia của các nước đang phát triển vào quá trình giải quyết vấn đề kinh tế quốc tế, quy chế và quản lý kinh tế thế giới.
Thủ tướng Lào nhấn mạnh khoa học, công nghệ, trí tuệ nhân tạo và đổi mới sáng tạo là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của đất nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới nền kinh tế kỹ thuật số thân thiện với môi trường và đầu tư vào hấp thụ carbon. Vì thế Lào kêu gọi cộng đồng quốc tế tạo thuận lợi cho việc tiếp cận và chuyển giao công nghệ, đổi mới phù hợp để thúc đẩy sự phát triển tiến bộ, bao gồm hỗ trợ thực hiện chiến lược và tầm nhìn phát triển nền kinh tế số của Lào.
Ngoài ra, nguồn nhân lực cũng là một yếu tố quyết định. Hiện nay, gần 1/3 dân số Lào ở độ tuổi từ 10 đến 24 tuổi, đưa Lào trở thành quốc gia có dân số trẻ nhất Đông Nam Á và con số này sẽ tiếp tục tăng trong 10 năm tới. Đồng thời, dân số trong độ tuổi lao động dự kiến sẽ tăng lên khoảng 67% tổng dân số vào năm 2030. Chính phủ Lào đã nỗ lực đầu tư phát triển nguồn nhân lực để hưởng lợi từ cơ cấu nhân khẩu học.
Để thoát khỏi tình trạng quốc gia kém phát triển, Chính phủ Lào đã thông qua kế hoạch chiến lược chuyển đổi để Lào thoát khỏi tình trạng quốc gia kém phát triển vào năm 2026 và sau năm 2026. Dựa trên đánh giá ba năm của Ủy ban Chính sách Phát triển Liên Hợp Quốc vào năm 2024, Lào tiếp tục vượt qua cả 3 chỉ số để thoát khỏi tình trạng nước kém phát triển trong năm 2026, trong đó Lào cần tiếp tục tập trung mọi nỗ lực để đối mặt với những thách thức từ bên ngoài và giải quyết vấn đề khó khăn kinh tế, tài chính trong nước cũng như vấn đề thiên tai, tiếp tục hợp tác với Liên hợp quốc và các đối tác phát triển để hỗ trợ Lào vượt qua nhiều trở ngại, tiếp tục phát triển đất nước với tốc độ tốt để thoát khỏi tình trạng nước kém phát triển một cách thuận lợi, chất lượng và bền vững.
Thủ tướng Lào bày tỏ đánh giá cao sự thành công của Hội nghị Thượng đỉnh về Tương lai, trong đó tái khẳng định cam kết mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo thế giới ủng hộ khuôn khổ hợp tác đa phương, bảo vệ hòa bình và thúc đẩy hợp tác quốc tế vì phát triển bền vững thông qua việc thông qua các Hiệp ước vì tương lai nhằm giải quyết những thách thức đang xảy ra trên thế giới và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho thế hệ tiếp theo.
Tổng hợp