Cách đây không lâu, các học giả, nhà chuyên môn về phát triển đã đưa ra chủ đề so sánh giữa các quốc gia giáp biển và các quốc gia không giáp biển tại các diễn đàn, hội nghị quốc tế.
Các học giả, chuyên gia về phát triển đã đưa ra chủ đề so sánh giữa các quốc gia giáp biển và các quốc gia không giáp biến tại các diễn đàn, hội nghị quốc tế: Các quốc gia có biên giới hoặc khu vực đất liền tiếp giáp biển sẽ có sự phát triển thịnh vượng hơn và có nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn so với một số quốc gia không có biên giới biển. Nếu nhìn một cách tổng quan thì có thể lập luận này là đúng, tuy nhiên nếu nhìn ở một góc độ khác thì lập luận này chưa chắc đã chính xác và có vẻ hơi chủ quan. Trên thực tế, có nhiều quốc gia không tiếp giáp biển nhưng lại có được sự thịnh vượng và phát triển hơn các nước có biên giới giáp biển, chẳng hạn như Áo, Luxembourg, Thụy Sĩ, Hungary… đã trở thành những quốc gia giàu có và tiên tiến bậc nhất thế giới.
Lào với tư cách là một thành viên của ASEAN với dân số chỉ hơn 7 triệu người và là một trong hơn 40 quốc gia không giáp biển trên thế giới. Trước năm 1975, Lào có chưa tới 3 đường quốc lộ, trong đó quốc lộ 13 có chiều dài khoảng hơn 700 km phải mất thời gian di chuyển từ tỉnh Champasak đến thủ đô Vientiane khoảng 5 – 7 ngày; nhưng đến nay, nhờ được Đảng, Chính phủ quan tâm, coi trọng phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo, chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, chuyển dịch công nghiệp và kết nối, hội nhập trong khung hợp tác với các nước bạn bè láng giềng và cộng đồng quốc tế, điều này đã giúp Lào trở thành một trong 10 nước thành viên ASEAN có cơ sở hạ tầng phát triển nhảy vọt cả về chất và lượng, trong đó có ít nhất 6 cây cầu bắc qua sông Mê Kông, có nhiều tuyến đường quốc lộ và đường sắt Lào – Trung Quốc kết nối toàn diện với khu vực và quốc tế, những tiềm năng trên đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, cải thiện đời sống của người dân tốt hơn, hoạt động vận tải hàng hóa thuận lợi, tiết kiệm chi phí, thời gian và bảo đảm an toàn trong việc đi lại.
Do đó, để phản ánh tầm quan trọng của sự phát triển và hội nhập kết nối hài hòa giữa khu vực – quốc tế, với vai trò của Lào đang đảm nhiệm là Chủ tịch luân phiên ASEAN 2024 sẽ là cơ hội phù hợp đề tuyên truyền, phổ biến và thúc đẩy một “ASEAN – Thúc đẩy kết nối và tự cường”, là nhiệm vụ ưu tiên trong năm 2024. Có thể thấy, khu vực ASEAN, cũng như các khu vực khác trên toàn cầu tiếp tục gặp phải những vấn đề thách thức to lớn, trong đó có khó khăn về kinh tế – tài chính, mặc dù nền kinh tế khu vực đang dần phục hồi sau những tác động nặng nề nhưng dấu hiệu phục hồi vẫn đang cho thấy sự mong manh.
Ngoài ra, còn có các vấn đề về biến đổi khí hậu, thảm họa thiên tai, vấn đề an ninh và nhiều vấn đề khác tiếp tục là những thách thức to lớn. Trước tình hình trên, việc tăng cường kết nối và nâng cao sức mạnh có vai trò rất quan trọng để đảm bảo nỗ lực chung của ASEAN trong việc củng cố Cộng đồng ASEAN trong thời gian tới và để có thể tận dụng cơ hội, cũng như đối phó với những thách thức hiện nay, cũng như trong tương lai một cách hiệu quả.
Vì vậy, ASEAN cần tăng cường hợp tác để kết nối và củng cố vững mạnh ASEAN thông qua việc thúc đẩy hợp tác dưới 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN, tăng cường kết nối cơ sở hạ tầng, thu hẹp khoảng cách phát triển, hội nhập kinh tế và giao lưu nhân dân nhiều hơn. Đồng thời, đẩy mạnh triển kkhai hợp tác ASEAN với các nước đối tác bên ngoài, đi đôi với việc duy trì ổn định vai trò và vị trí trung tâm của ASEAN trong cấu trúc hợp tác khu vực vốn đang có những biến động phức tạp. Để đạt được mục tiêu này, Lào đã đặt ra khẩu hiệu “ASEAN – Thúc đẩy kết nối và tự cường” trong năm Chủ tịch ASEAN 2024 của Lào. Các ưu tiên theo khẩu hiệu này có thể được tổng hợp như sau: Tăng cường kết nối, hội nhập đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN kết nối, trong đó có các trụ cột về chính trị – an ninh, trụ cột kinh tế và trụ cột văn hóa – xã hội, đặc biệt là thúc đẩy việc hội nhập kinh tế khu vực, năng lực cạnh tranh của ASEAN và phục hồi sau đại dịch Covid-19, cũng như tăng cường sức mạnh để đối phó với những thách thức nảy sinh.
Trong nội dung “Thúc đẩy kết nối”, Lào sẽ tập trung vào hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên như: Đối với lĩnh vực ưu tiên hội nhập và kết nối kinh tế sẽ tập trung đi sâu vào việc kết nối các lĩnh vực, như quy định nguyên tắc phù hợp, xóa bỏ các rào cản thương mại và đầu tư, tăng cường kết nối chuỗi cung ứng trong ASEAN để làm cho ASEAN ngày càng vững mạnh hơn khi nền kinh tế khu vực có sự kết nối hiệu quả hơn trước. Các nhiệm vụ ưu tiên về kinh tế dưới ưu tiên này sẽ xoay quanh việc hội nhập về kinh tế; điều này sẽ thúc đẩy mối liên kết kinh tế giữa ASEAN và các đối tác của ASEAN ngày càng bền chặt hơn. Kết nối mạnh mẽ, đặc biệt là về thương mại và đầu tư, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên ASEAN, tạo dựng sức mạnh thông qua tăng trưởng và ổn định kinh tế. Các nhiệm vụ ưu tiên để hỗ trợ kết nối kinh tế bao gồm: Ra Tuyên bố ASEAN về tăng cường kết nối chuỗi cung ứng; hoàn tất rà soát để nâng cấp Hiệp định khung hợp tác sở hữu trí tuệ ASEAN; hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc thứ 3 đảm bảo về mặt nội dung; làm cho Nghị định thư thứ 2 của Hiệp định xây dựng Khu vực Thương mại Tự do ASEAN – Úc – New Zealand; điều chỉnh chiến lược thu hẹp khoảng cách phát triển và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và toàn diện trong khu vực ASEAN. Đối với việc xây dựng một tương lai rộng mở và bền vững, ưu tiên này ghi nhận tầm quan trọng của việc phát triển bền vững của ASEAN, gắn kết mục tiêu về môi trường và xã hội vào việc xây dựng khu vực ASEAN vững mạnh hơn trước.
Tổng hợp