Ông Malaithong Kommasith, Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thường kỳ thứ 8 Quốc hội Lào khóa IX ngày 26/11, dưới sự chủ trì của ông Sayxomphone Phomvihane, Chủ tịch Quốc hội Lào.
Bộ trưởng Bộ Công Thương lý giải 3 vấn đề được xã hội và người dân quan tâm, như biện pháp khuyến khích sản xuất để thay thế nhập khẩu, đẩy mạnh chế biến để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, giảm xuất khẩu nguyên liệu, sử dụng Quỹ doanh nghiệp cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) để thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ hơn và có cơ chế phối hợp với các bên liên quan để thực hiện các hiệp định thương mại mà CHDCND Lào đã ký với nước ngoài trong xuất khẩu hàng hóa tới các đối tác thương mại.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào cho rằng: Ba vấn đề này có liên quan chặt chẽ với nhau, thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương trong việc quản lý Quỹ Khuyến khích Doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ được thành lập vào năm 2010 và đã nhận được tài trợ từ 5 ngân hàng, với tổng số tiền 1.173,62 tỷ Kip; số tiền này đến tháng 9 năm 2024, có thể cung cấp 2.760 đơn vị với 3.410 hợp đồng. Trong đó, ngành nông nghiệp chiếm 37,40%, thương mại 23,85% và dịch vụ 24,37%, công nghiệp 10,03%, việc cung cấp từng khoản tín dụng vốn tùy theo điều kiện của nhà đầu tư, trong đó vốn Chính phủ là 200 tỷ Kip mỗi năm bắt đầu từ năm 2020 – 2024, tổng cộng đã nhận được 700 tỷ Kip; các lĩnh vực ưu tiên được xác định là: Sản xuất hàng hóa; thương mại và dịch vụ. Đặc biệt, từ năm 2020 đến tháng 10/2024, có thể giải ngân cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ vay tổng số 383 đơn vị và 485 hợp đồng, với tổng giá trị 746,78 tỷ Kip, trong đó, nông nghiệp chiếm 61,23%. Năm 2024 (đến tháng 10) có thể cho vay 58 đơn vị, 80 hợp đồng trị giá 161,91 tỷ Kip; trong đó, ngành nông nghiệp chiếm 61,28%, ngành du lịch chiếm 24,06%, ngành thủ công chiếm 5,19% và ngành công nghiệp chế biến nông sản chiếm 9,47%, cùng với Sở Công Thương tỉnh/ Thủ đô và Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh/Thủ đô nghiên cứu các đơn vị tiềm năng ưu tiên của tỉnh trong sản xuất các sản phẩm như gạo, thịt, trứng, cá, rau quả cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ để tổng hợp gửi ngân hàng thương mại là đối tác thẩm định khoản vay theo quy định.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào cho biết thêm: Lào gần đây đã ký kết các hiệp định thương mại song phương với 15 quốc gia, cụ thể là: Nga, Mông Cổ, Thái Lan, Myanmar, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Malaysia, Ấn Độ, Belarus, Argentina, Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ và Cô-oét. Trong số đó, Hiệp định thương mại song phương Lào – Việt Nam là hiệp định thương mại tự do (FTA) xóa bỏ và giảm thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của nhau. Đặc biệt, Hiệp định thương mại Lào – Việt sửa đổi năm 2024 quy định rõ các sản phẩm của Lào được miễn thuế nhập khẩu và một số mặt hàng được hưởng hạn ngạch miễn thuế 0% khi xuất khẩu sang Việt Nam, như danh mục thuốc lá chưa qua quá trình sản xuất với số lượng 3.000 tấn/năm và nhập khẩu với số lượng 70.000 tấn/năm.
Tổng hợp