• Giới thiệu – liên hệ
  • Chính sách
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Quên mật khẩu
Tạp chí Lào - Việt
  • Trang chủ
  • Kinh tế
  • Tuần báo
  • Tham khảo
    • Video
  • Pháp luật
    • Thư viện pháp luật
    • Tư vấn pháp luật
  • Bản tin Đại sứ quán
No Result
View All Result
Tạp chí Lào - Việt
No Result
View All Result
Home Chính trị - Ngoại giao

Diễn đàn nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục Việt Nam – Lào

31/05/2019
in Chính trị - Ngoại giao, Kinh tế

Ngày 29-5, tại Thủ đô Vientiane (Lào), Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục và Thể thao Lào đã phối hợp tổ chức “Diễn đàn nâng cao chất lượng đào tạo Việt Nam – Lào”. Trong khuôn khổ diễn đàn còn diễn ra Triển lãm Giáo dục đại học Việt Nam – Lào 2019.

15 thỏa thuận hợp tác được ký kết giữa Việt Nam và Lào tại diễn đàn. Theo NDĐT

Theo Nhân dân điện tử, diễn đàn có Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo, Nguyễn Văn Phúc; Thứ trưởng Giáo dục và Thể thao Lào, Khathaly Siliphongphan; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Lào, Nguyễn Bá Hùng, cùng 250 đại biểu đại diện cho 50 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam và hơn 20 cơ quan quản lý giáo dục, doanh nghiệp của Lào.

Trong nhiều năm qua, công tác đào tạo nguồn nhân lực cho CHDCND Lào luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của hai Đảng, hai Nhà nước và ngày càng được tăng cường về số lượng và chất lượng.

Năm 2011, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt Nam – Lào trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020”. Đề án tập trung chủ yếu vào các giải pháp nhằm tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đào tạo để có một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phục vụ đất nước Lào, thích ứng với quá trình phát triển của khu vực cũng như hội nhập thế giới trong tương lai.

Nếu như năm 2011, cả nước chỉ có hơn 6.000 lưu học sinh Lào học tập tại khoảng 70 cơ sở giáo dục của Việt Nam, trong đó có gần 4.000 lưu học sinh diện ngoài hiệp định, thì từ năm 2015 đến nay, số lượng lưu học sinh Lào học tập tại Việt Nam luôn duy trì hơn 12.000 người. Tại thời điểm tháng 3-2019, có hơn 16.000 lưu học sinh Lào tại Việt Nam (chiếm gần 80% tổng số lưu học sinh quốc tế đang học tập tại Việt Nam).

Để hỗ trợ nâng cao đào tạo tiếng Việt, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thành Biên soạn Chương trình dạy tiếng Việt và bộ sách giáo khoa tiếng Việt (thực nghiệm) từ lớp 1 đến lớp 12 cho học sinh Lào. Thực hiện thí điểm dạy học song ngữ Việt – Lào trong Trường song ngữ Lào – Việt Nam Nguyễn Du tại Thủ đô Vientiane. Hiệu chỉnh và hoàn thiện hai bộ từ điển Lào – Việt, Việt – Lào. Hằng năm, cử từ 30 đến 40 giáo viên sang dạy tiếng Việt và các môn khoa học tự nhiên tại Lào.

Khai mạc Triển lãm Giáo dục đại học Việt Nam – Lào 2019.

Tuy nhiên, do số lượng lưu học sinh ngoài hiệp định và số cơ sở tham gia đào tạo lưu học sinh tăng nhanh, dẫn tới chất lượng đào tạo lưu học sinh diện ngoài hiệp định chưa đáp ứng yêu cầu. Bên cạnh đó, ý thức và kết quả học tập của nhiều lưu học sinh chưa cao, trình độ tiếng Việt còn hạn chế, một số cơ sở giáo dục Việt Nam chưa thực sự quan tâm tới công tác đào tạo lưu học sinh Lào.

Trao đổi tại diễn đàn, ông Nguyễn Hải Thanh, Phó Cục trưởng Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, bộ đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Việt Nam – Lào. Cụ thể, hằng năm sẽ cung cấp cho phía Lào danh sách các cơ sở giáo dục đã được kiểm định để phục vụ cho việc định hướng lựa chọn ngành/nghề và cơ sở đào tạo cho lưu học sinh Lào.

Xây dựng cổng thông tin điện tử về giáo dục Việt Nam, giúp lưu học sinh Lào có thêm thông tin để lựa chọn ngành học và cơ sở giáo dục tin cậy, phù hợp, đồng thời hỗ trợ công tác tiếp nhận trực tuyến. Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra, khảo sát các cơ sở giáo dục có tiếp nhận nhiều lưu học sinh Lào nhằm tìm giải pháp khắc phục khó khăn trong công tác tiếp nhận, đào tạo và quản lý lưu học sinh Lào đang học tập tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Hải Thanh cũng đề nghị, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào tạo điều kiện để lưu học sinh diện ngoài hiệp định cũng được học tiếng Việt ít nhất ba tháng tại Lào trước khi sang Việt Nam học giống như những lưu học sinh diện Hiệp định.

Về phía Lào, Thứ trưởng Giáo dục và Thể thao Lào, Khathaly Siliphongphan cho biết, sẽ tăng cường dạy tiếng Việt cho sinh viên Lào trước khi sang Việt Nam học tập, ngoài việc học dự bị tiếng Việt hai tháng, khoa tiếng Việt của Đại học Quốc gia Lào cũng sẽ có chương trình dạy bốn tháng tiếng Việt cho các sinh viên Lào. Phía Lào cũng sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Việt Nam để tăng cường các giải pháp quản lý sinh viên Lào tại Việt Nam.

Giới thiệu về giáo dục đại học Việt Nam tại diễn đàn, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo, Nguyễn Văn Phúc cho biết, giáo dục đại học Việt Nam ngày càng chú trọng kiểm định chất lượng theo chuẩn quốc tế và liên kết đào tạo với các trường đại học nước ngoài. Hiện, Việt Nam đã có 121 cơ sở giáo dục đại học được công nhận bởi các tổ chức kiểm định trong nước và sáu cơ sở đào tạo được kiểm định và công nhận bởi tổ chức kiểm định nước ngoài, 142 chương trình đại học được đánh giá và công nhận trong đó 16 chương trình được đánh giá theo tiêu chuẩn trong nước và 126 chương trình theo tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc hy vọng, diễn đàn nâng cao chất lượng đào tạo Việt Nam – Lào sẽ góp phần thúc đẩy và phát triển quan hệ hợp tác giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Lào, mang lại những lợi ích to lớn trong việc phát triển kinh tế, thương mại, dịch vụ và khoa học kỹ thuật cho hai bên trong thời gian tới.

Phát biểu tại diễn đàn, TS Hoàng Đình Hảo, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế Trường đại học Hồng Đức cho biết, nhằm giải quyết vấn đề ngôn ngữ trước khi nhập học, nhà trường dành một năm đầu tiên để đào tạo tiếng Việt cho lưu học sinh Lào trước khi học chuyên ngành, điều đó sẽ giúp cho lưu học sinh theo học được thuận lợi và đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn đề ra. Cũng tại diễn đàn đã có 15 thỏa thuận hợp tác được ký kết giữa các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam với cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp của Lào.

Trong khuôn khổ diễn đàn, đã diễn ra Triển lãm Giáo dục đại học Việt Nam – Lào, 2019. Đây là lần thứ hai triển lãm được tổ chức với sự tham gia của 40 trường đại học Việt Nam. Triển lãm là cơ hội để học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh, giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo quốc tế Lào tiếp xúc, trao đổi thông tin, tìm kiếm cơ hội học bổng cũng như cơ hội hợp tác với các trường đại học của Việt Nam.

Theo NDĐT

Tags: du học làodu học việtgiáo dụchợp tácsinh viênviệt lào

Bài viết liên quan

Lào – Trung Quốc hợp tác chuyển đổi số trong phát triển tay nghề lao động

24/06/2022

Đẩy mạnh tìm kiếm hài cốt liệt sỹ Việt Nam hy sinh tại Lào

22/06/2022

Khởi công hạng mục tòa nhà giảng đường thuộc dự án hỗ trợ giáo dục của Nhật Bản

12/06/2022

Phó Thủ tướng Lào tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ

12/06/2022

Việt Nam – Lào tăng cường hợp tác về bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện

11/06/2022

Doanh nghiệp Nhật Bản được khuyến khích đầu tư tại Lào

10/06/2022
Next Post

Phá đường dây buôn lậu phụ tùng xe máy từ Lào về Việt Nam

Discussion about this post

Bài cùng chuyên mục

  • Chính phủ Lào họp thường kỳ tháng 8
  • Chính phủ Lào được đề nghị đánh thuế đối với thương mại điện tử
  • Trung Quốc phát hiện ca nhiễm Covid-19 không triệu chứng nhập cảnh từ Lào
  • Lào – Thái Lan hội thảo tăng cường hợp tác thương mại biên mậu
  • Doanh nghiệp Trung Quốc và Lào ký hợp tác lĩnh vực phát triển năng lượng xanh
  • Cảng cạn Thanaleng và Khu logistic Vientiane sẽ hoạt động thử nghiệm trong tháng 7
  • Trưởng Ban đối ngoại TƯ Đảng Lào-Campuchia hội đàm trực tuyến
  • Lào ngày 8/7 ghi nhận thêm 69 ca mắc mới Covid-19
  • Động đất 4.9 độ Richter tại Bắc Lào
  • Bệnh viện ở Champasak quá tải người mắc Covid-19

Bài viết liên quan

  • Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu trong quan hệ Việt Nam – Lào
  • Bộ trưởng Giáo dục và Thể thao Lào đánh giá cao hợp tác với Việt Nam
  • Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào chuẩn bị tổ chức các hoạt động kỷ niệm Năm hữu nghị Lào – Việt Nam
  • Sinh viên Lào được tạo điều kiện quay lại học tập ở Việt Nam
  • Lào phát triển lĩnh vực giáo dục tiểu học

Lào cấp Thư tín dụng 200 triệu USD cho các nhà nhập khẩu nhiên liệu

24/06/2022

Lào tạm dừng các biện pháp kiểm soát vận chuyển xăng dầu

24/06/2022

Bắt đối tượng người Lào vận chuyển 66.000 viên ma túy

24/06/2022

Thông báo về việc tạm dừng các biện pháp kiểm soát hoạt động vận chuyển xăng dầu

24/06/2022

Viêng Chăn thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, nhất là nông sản

24/06/2022

Lào – Trung Quốc hợp tác chuyển đổi số trong phát triển tay nghề lao động

24/06/2022

Toàn bộ bản quyền thuộc về Tạp chí Lào Việt
Hội người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn

LIÊN HỆ

Tạp chí Lào - Việt
Địa chỉ:  167 bản Anou, quận Chanthabouly, thủ đô Viêng Chăn
Điện thoại: +85620 99655568
Email: tapchilaoviet@gmail.com

KẾT NỐI

Toàn bộ bản quyền thuộc về
Tạp chí Lào Việt -
Hội người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn

Tạp chí Lào - Việt
Địa chỉ: 167 bản Anou, quận Chanthabouly, thủ đô Viêng Chăn
Điện thoại: +85620 99655568
Email: tapchilaoviet@gmail.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh tế
  • Tuần báo
  • Tham khảo
  • Cộng đồng
  • Học tiếng Lào-Việt
  • Ký ức người lính Việt Lào
  • Pháp luật
  • Giới thiệu – liên hệ

© 2018 Tạp chí Lào Việt
Toàn bộ bản quyền thuộc về Tạp chí Lào Việt - Hội người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn.