Tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa IX khai mạc ngày 10/06, Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Sommat Phonsena đã đóng góp ý kiến cho Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, Kế hoạch ngân sách Nhà nước, Kế hoạch tiền tệ gắn với việc thực hiện 2 chương trình Quốc gia 6 tháng đầu năm và kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024; theo đó, Phó Chủ tịch đề nghị Chính phủ tiếp tục giải quyết nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt là tập trung về giải quyết các vấn đề cấp bách về kinh tế – xã hội hiện nay, nhất là tình trạng lạm phát và giá cả các mặt hàng thiết yếu như lương thực, nhiên liệu, hàng tiêu dùng ảnh hưởng đến đời sống của người dân các Bộ tộc và toàn thể xã hội.
Ông Sommat Phonsena đại diện Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất Chính phủ đẩy nhanh việc giải quyết nhiều vấn đề quan trọng để kế hoạch công tác trọng điểm 6 tháng của Chính phủ đến hết năm 2024 được triển khai thực hiện thực tế, đặc biệt là đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vấn đề cấp bách về kinh tế – xã hội, như lạm phát, giá cả hàng hóa bằng việc tiếp tục triển khai các biện pháp mang tính hệ thống đồng bộ, chặt chẽ gắn với các ngành nghề, như biện pháp tiền tệ, trong đó có biện pháp tỷ giá hối đoái; biện pháp tài chính – ngân sách; biện pháp sản xuất; các biện pháp thương mại. Đồng thời, đẩy nhanh việc giải quyết các vấn đề cấp bách về mặt văn hóa, xã hội, đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, cung cấp giáo viên, trợ cấp cho giáo viên, bác sĩ tình nguyện, tạo việc làm, cân đối cung – cầu lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển và nâng cao trình độ lao động; nghiên cứu tăng lương, phụ cấp cho công chức, bộ đội, công an phù hợp với tình hình lạm phát và tỷ giá hối đoái hiện nay; nghiên cứu tăng mức lương tối thiểu cho công nhân, người lao động, giải quyết vấn đề nghèo đói và chi phí sinh hoạt ngày càng tăng của người dân; hoàn thiện quỹ bảo hiểm y tế và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Đồng thời, đẩy nhanh việc giải quyết các vấn đề nóng về môi trường như vấn đề ảnh hưởng của khai thác khoáng sản, có biện pháp khắc phục triệt để đối với các dự án đã được đánh giá hạng C+, C phải tạm dừng để giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục pháp lý và đề xuất Chính phủ xem xét quản lý, hạn chế xuất khẩu một số danh mục nguyên liệu thô vẫn còn nhu cầu tiêu dùng trong nước như bã bia… để đảm bảo đủ tiêu dùng trong nước, đặc biệt là để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Chú trọng thực hiện các chính sách tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, nhanh chóng, minh bạch và công bằng, thúc đẩy cạnh tranh, đầu tư FDI bằng các biện pháp ưu tiên mạnh mẽ, tiếp tục thu hút đầu tư với trọng tâm là tạo cơ sở sản xuất ổn định, có chế biến, đặc biệt là các dự án sản xuất xuất khẩu trong các lĩnh vực mà Lào có tiềm năng; quan tâm quy hoạch hoàn thành nguồn vốn đường bộ và phấn đấu sửa chữa các tuyến đường xuống cấp bị ảnh hưởng bởi thiên tai nhằm đảm bảo giao thông vận tải trở lại bình thường trong thời gian sớm nhất; chú trọng khuyến khích, thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thời nghiên cứu, đánh giá lại các sản phẩm có thể sản xuất được như phân bón, thức ăn chăn nuôi, lương thực đảm bảo cung cấp và tiêu thụ trong nước, cũng như có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa ngành nông, lâm nghiệp với ngành công thương.
Tổng hợp