Chính phủ Lào sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách và biện pháp trong kế hoạch hành động của Chính phủ trong các tháng còn lại của năm 2024, trong đó sẽ tiếp tục tập trung giải quyết các vấn đề khó khăn về kinh tế – tài chính gắn với Chương trình Quốc gia giải quyết khó khăn về kinh tế – tài chính, tăng cường quản lý và chống thất thu ngân sách. Đồng thời tiếp tục triển khai Nghị quyết 04 của Bộ Chính trị về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong giai đoạn mới và Nghị quyết số 05 của Chính phủ đi đôi với việc thực hiện song song nhiều biện pháp khác nhau.
Báo cáo về Kế hoạch phân bổ ngân sách nhà nước cho các Bộ, cơ quan và địa phương năm 2025, và việc điều chỉnh kế hoạch ngân sách nhà nước năm 2024 tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Lào khóa IX ngày 18/11, Bộ trưởng Bộ Tài chính Lào Santiphap Phomvihane cho biết: Bộ sẽ tiếp tục quan tâm nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý, như: Sửa đổi Luật Thuế thu nhập để có thể thông qua tại kỳ họp của Quốc hội năm 2025; nghiên cứu dự thảo Nghi định xử phạt của ngành thuế; ban hành Hướng dẫn tổ chức thực hiện Luật Giá trị gia tăng, Hướng dẫn quản lý xuất khẩu nông sản…; thực hiện chính sách tăng tiền lương từ mức 1.850.000 Kip/người/tháng thành 2.200.000 Kip/người/tháng bắt đầu từ quý I/2025 và tiếp tục phối hợp với Bộ Nội vụ và các bên liên quan nghiên cứu hoàn thiện cơ cấu chỉ số tiền lương dài hạn sát với tình hình kinh tế trong từng thời kỳ theo khả năng ngân sách; tập trung nghiên cứu chính sách khuyến khích các cá nhân, pháp nhân, tổ chức sử dụng hóa đơn nhiều hơn; quản lý việc thu phí, phí dịch vụ và các khoản phí khác bằng việc hiện đại hóa tập trung phù hợp với Nghị quyết 09 của Chính phủ; nghiên cứu thu thuế hợp đồng đối với tài sản kỹ thuật số cộng với tiền điện để đảm bảo rằng khoản thu đó được nộp đầy đủ vào ngân sách; tập trung thu thuế từ Pháp lệnh của Chủ tịch nước về thuế suất cụ thể đối với hoạt động kinh doanh sòng bạc, dự kiến sẽ thu 26,73 triệu USD tương đương 615 tỷ Kip, trong đó Chính phủ sẽ thu tăng 150% mỗi năm từ nghĩa vụ thuế hợp đồng hiện đang thu(10 triệu USD và 15,1 tỷ Kip/năm); tiếp tục theo dõi các thương nhân nhập khẩu sản phẩm đồ uống có cồn để thu thuế tiêu thụ theo đúng quy định của pháp luật, phối hợp với các bên liên quan rà soát việc thực hiện thuế tiêu thụ của các thương nhân sản xuất thuốc lá, đồ uống có cồn, trong đó có hoạt động của nhà phân phối; quản lý việc thu thuế của hoạt động kinh doanh vận tải, thương mại số, Platform, Facebook và các đối tượng khác bao gồm thương mại trực tuyến từ các pháp nhân trong và ngoài nước, kết hợp với Cục Kỹ thuật số và Ngân hàng, Bộ Công Thương, Bộ Công an để đăng ký và thực hiện đúng nghĩa vụ, hiện đã có 20 đơn vị đăng ký.
Phát triển module FinPass của hệ thống thanh toán nghĩa vụ ngân sách nhà nước tập trung (Fin Link) để tập trung thu các khoản thu, thuế, phí và phí dịch vụ (theo Pháp lệnh 002/CTN) và tiếp tục phát triển hệ thống dành cho các nhà cung cấp dịch vụ thu ngân sách và các nghĩa vụ khác hỗ trợ thu ngân sách của các đơn vị tài chính tại các cửa khẩu, ở cấp trung ương và địa phương để chuyển các khoản thanh toán về hệ thống tập trung thông qua một kênh duy nhất; tiếp tục phối hợp với các bên liên quan như Bộ Công an, Bộ Công chính và Vận tải, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch, Bộ Nông – Lâm nghiệp và Bộ Ngoại giao để bàn về việc tích hợp các trung tâm thu ngân sách của các ngành thông qua module nộp phí hải quan tập trung (FinPass); tăng cường quảng cáo và hướng dẫn cho các nhà điều hành và khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán qua kênh Application, thanh toán liên ngân hàng, thanh toán qua tủ nhận tiền mặt và không dùng tiền mặt (KIOSK), thanh toán qua LAO QR, thanh toán số qua Mobile Banking và Mobile APP của các ngân hàng, EASY KIP, Wallet, xây dựng hướng dẫn quản lý việc sử dụng dịch vụ thu phí, phí dịch vụ tập trung qua ngân hàng (FinPass) tại các cửa khẩu quốc tế; tiếp tục liên kết cơ sở dữ liệu với các ngành liên quan để kết nối dữ liệu vào hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung lớn, liên kết trao đổi dữ liệu và phân tích – nghiên cứu dữ liệu (LaoFIDA); nghiên cứu pháp luật quản lý, giám sát việc thu thuế từ việc bán tín dụng Carbon của các đơn vị kinh doanh thực hiện các giao dịch này, hiện đã có 11 đơn vị quan tâm.
Tổng hợp