• Giới thiệu – liên hệ
  • Chính sách
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Quên mật khẩu
Tạp chí Lào - Việt
  • Trang chủ
  • Kinh tế
  • Tuần báo
  • Tham khảo
    • Video
  • Pháp luật
    • Thư viện pháp luật
    • Tư vấn pháp luật
  • Bản tin Đại sứ quán
No Result
View All Result
Tạp chí Lào - Việt
No Result
View All Result
Home Kinh tế

Ngành may mặc Lào kêu gọi giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu

16/03/2023
in Kinh tế

Hiệp hội Công nghiệp May mặc Lào (ALGI) đang kêu gọi chính phủ giảm thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu thô cần thiết cho sản xuất hàng may mặc để có thể cải thiện lợi nhuận từ xuất khẩu thành phẩm.

Các doanh nghiệp may mặc Lào cho biết đã chịu tổn thất lớn trong 3 năm do đại dịch Covid-19, khi nhiều đơn đặt hàng bị hủy bởi khách hàng nước ngoài, chủ yếu từ các thị trường châu Âu. Chi phí vốn sản xuất cao là một vấn đề khác chưa được giải quyết đối với lĩnh vực kinh doanh hàng may mặc.

Việc xem xét giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thô cần thiết ở Lào, cho rằng động thái này sẽ giảm thiểu tác động chung đối với ngành gia công hàng may mặc. Theo số liệu gần đây do ALGI tổng hợp, xuất khẩu hàng may mặc của Lào trong năm 2019 đạt 212,5 triệu USD, tăng 16,5% so với con số của năm 2018.

Giá trị xuất khẩu năm 2020 đạt 192,3 triệu USD, giảm 10% so với năm 2019, trong khi giá trị xuất khẩu năm 2021 đạt 189,7 triệu USD, giảm 1,4% so với năm trước. Châu Âu là thị trường chính xuất khẩu hàng may mặc của Lào và các thị trường nước ngoài quan trọng khác bao gồm Nhật Bản, Úc, Thụy Sĩ, Canada và Hoa Kỳ.

ALGI cho biết đã ghi nhận sự phục hồi đáng kể và dây chuyền sản xuất của các nhà máy may đã hoạt động trở lại bình thường kể từ đầu năm 2021, sau khi các hạn chế liên quan đến Covid-19 được nới lỏng và một số đơn vị đã nhận được đơn đặt hàng mới từ người mua. Ngoài ra, một số nhà máy may đã mở rộng dây chuyền sản xuất và các nhà đầu tư mới đang tìm kiếm cơ sở sản xuất tại Lào.

Tuy nhiên, ngành may mặc tiếp tục phải đối mặt với những thách thức và rào cản như thiếu lao động, chi phí sinh hoạt tăng vọt và người lao động nghỉ việc để tìm công việc được trả lương cao hơn. Ngành may mặc cũng đang phải vật lộn với một số vấn đề chưa được giải quyết, bao gồm phí xuất khẩu và nhập khẩu tăng cao, chi phí giấy tờ cần thiết cho xuất nhập khẩu cao và các chi phí không cần thiết khác ở biên giới điểm xuất nhập khẩu.

Với chi phí lớn như vậy, các đơn vị may mặc gặp khó trong việc tạo ra lợi nhuận đáng kể và vốn sản xuất tại Lào cao. Vì vậy, ALGI đang kêu gọi chính phủ tích cực thúc đẩy tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa sản xuất trong nước. Ngoài ra, hiệp hội cung kêu gọi tăng cường tiêu thụ sản xuất trong nước hơn là hàng may mặc nhập khẩu.

ALGI cũng đang hợp tác với các đối tác phát triển quốc tế để thúc đẩy và đào tạo lao động phổ thông trở thành chuyên gia như một phần trong nỗ lực hỗ trợ trực tiếp cho công nhân ngành may mặc, đặc biệt là phụ nữ, các nhóm bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng Covid-19.

Tổng hợp

Tags: aglicông nghiệpmay mặc

Bài viết liên quan

Ngành dệt may của Lào có nhu cầu lao động lớn

24/03/2023

Lào học hỏi Thái Lan về kinh nghiệm trong lĩnh vực công thương

21/03/2023

Lào khởi công dự án Khu Logistics và hệ thống kho bãi hải quan tại Bolikhamxay

27/02/2023

Doanh nghiệp đầu tư hàng chục triệu USD sản xuất silicone quy mô lớn tại Lào

20/02/2023

Lào khuyến khích lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi

31/01/2023

Độc đáo làng nghề dệt vải truyền thống tại Luang Prabang

29/01/2023
Next Post

Triển lãm thương mại Italia-Lào 2023 đang diễn ra tại Vientiane

Bài cùng chuyên mục

  • Việt Nam giúp Lào phát triển kinh tế nông nghiệp
  • Ngành dệt may của Lào có nhu cầu lao động lớn
  • Vientiane đặt mục tiêu thu hút 500.000 khách trong năm
  • Tăng cường đoàn kết Việt Nam-Lào, xây dựng biên giới hòa bình
  • Khai thông đường sắt giữa Lào và Trung Quốc từ giữa tháng 4
  • Hơn 1 triệu người Lào gặp vấn đề về lương thực
  • Cập nhật giá xăng dầu tại Lào ngày 23/3/2023
  • Tỷ lệ tử vong của phụ nữ Lào khi sinh con giảm 78,7% trong 20 năm qua
  • Lào tạm dừng nhập khẩu thịt lợn từ Việt Nam và các nước đang có dịch
  • Sắp diễn ra triển lãm kết nối công nghệ, đổi mới sáng tạo Việt – Lào

Bài viết liên quan

  • Giá trị xuất khẩu may mặc của Lào tăng 25%
  • Ngành may mặc Lào đặt mục tiêu tăng sản lượng xuất khẩu
  • Nhu cầu lao động ngành may mặc Lào tăng cao
  • Tỷ lệ lớn lao động trong ngành may mặc đã được tiêm phòng Covid-19
  • Lào thúc đẩy công nghiệp may mặc cải thiện khả năng ứng phó Covid-19

Việt Nam giúp Lào phát triển kinh tế nông nghiệp

25/03/2023

Mức độ ô nhiễm không khí ở Vientiane tăng cao đáng lo ngại

25/03/2023

Lào tiếp tục thăng hạng về chỉ số hạnh phúc

24/03/2023

Ngành dệt may của Lào có nhu cầu lao động lớn

24/03/2023

Lào thu giữ hơn 140 triệu viên ma tuý trong năm qua

24/03/2023

Lào theo dõi sát tình hình quốc tế

24/03/2023

Toàn bộ bản quyền thuộc về Tạp chí Lào Việt
Hội người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn

LIÊN HỆ

Tạp chí Lào - Việt
Địa chỉ:  167 bản Anou, quận Chanthabouly, thủ đô Viêng Chăn
Điện thoại: +85620 99655568
Email: tapchilaoviet@gmail.com

KẾT NỐI

Toàn bộ bản quyền thuộc về
Tạp chí Lào Việt -
Hội người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn

Tạp chí Lào - Việt
Địa chỉ: 167 bản Anou, quận Chanthabouly, thủ đô Viêng Chăn
Điện thoại: +85620 99655568
Email: tapchilaoviet@gmail.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh tế
  • Tuần báo
  • Tham khảo
  • Cộng đồng
  • Học tiếng Lào-Việt
  • Ký ức người lính Việt Lào
  • Pháp luật
  • Giới thiệu – liên hệ

© 2018 Tạp chí Lào Việt
Toàn bộ bản quyền thuộc về Tạp chí Lào Việt - Hội người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn.