Để tiếp tục tổ chức triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong thời kỳ mới và hướng chỉ đạo của Chủ tịch nước tại Hội nghị Chính phủ mở rộng lần thứ I năm 2024 vào tháng 07 vừa qua về giải quyết vấn đề cấp bách của kinh tế – tài chính.
Ngày 6/9, tại Văn phòng Thủ tướng đã tổ chức Hội nghị huy động vốn tín dụng lãi suất thấp nhằm thúc đẩy sản xuất hàng xuất khẩu, thay thế hàng nhập khẩu dưới sự chủ trì của Thủ tướng Sonexay Siphandon; tham dự có Bộ trưởng Bộ Công Thương, Quyền Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lào, các Thứ trưởng liên quan, Phó Thống đốc Viêng Chăn cũng như đại diện các doanh nghiệp.
Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe báo cáo tóm tắt về tình hình thực hiện Quỹ khuyến khích doanh nghiệp thời gian qua và đề xuất phương hướng trong thời gian tới; và tình hình cung cấp tín dụng để thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong thời gian qua. Sau đó, đại diện các doanh nghiệp đã đưa ra các ý kiến đóng góp về thực trạng sản xuất, cung cấp tín dụng trong nước, trong đó có những tiềm năng, hạn chế, thách thức trong công tác này của Lào cũng như của khu vực doanh nghiệp. Qua nhiều ý kiến khác nhau, có thể thấy các đại biểu ủng hộ việc thành lập quỹ lãi suất thấp thông qua sự tham gia của khu vực doanh nghiệp và các doanh nhân có tiềm lực về kinh tế nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước từng bước đi vào hệ thống và vững mạnh hơn trên cơ sở đảm bảo minh bạch, công bằng và bền vững.
Phát biểu kết luận và chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Sonexay Siphandone đã tổng hợp nội dung, cũng như kết quả hội nghị. Đồng thời chỉ đạo các bên liên quan như Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Lào cùng nhau thảo luận, rút kinh nghiệm trong việc nghiên cứu tạo quỹ khuyến khích sản xuất với lãi suất thấp có thể triển khai hiệu quả, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển; giao các bộ, ngành liên quan khuyến khích thúc đẩy sản xuất thành hàng hóa, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất, đàm phán tìm thị trường cho người sản xuất trong đó có cải thiện các quy định, giảm bớt các rào cản để tạo thuận lợi cho khu vực kinh doanh. Tiếp tục tập trung phát triển nguồn nhân lực để có thể đáp ứng nhu cầu làm việc liên tục và lâu dài. Đối với khối doanh nghiệp, định hướng tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh phù hợp với thời đại bằng cách sử dụng công nghệ mới và đổi mới để tăng hiệu quả sản xuất, tiết kiệm thời gian, vốn cùng với việc thúc đẩy, hỗ trợ các ngành liên quan theo hướng từng bước hiện đại hóa; nâng cao trình độ kiến thức về hành chính – dịch vụ; đề nghị khu vực doanh nghiệp chú ý thực hiện nghĩa vụ và kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời đóng góp nhiều nhất có thể cho sự phát triển của đất nước, đặc biệt là giải quyết các vấn đề kinh tế, tài chính bằng sự hy sinh thực sự và giảm thiểu các vấn đề cấp bách hiện nay.
Tổng hợp