Trong phiên trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội ngày 26/11 tại Kỳ họp lần thứ 8, Quốc hội Lào khóa IX về các vấn đề quan trọng của đất nước gắn với việc thực hiện Chương trình Quốc gia giải quyết khó khăn kinh tế – tài chính, đặc biệt là việc giải quyết lạm phát, chi phí sinh hoạt của cán bộ, công chức, sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng, chất lượng giáo dục, vấn đề thiếu lao động… Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone cho biết: Chính phủ sẽ tập trung giải quyết các vấn đề vướng mắc và lồng ghép việc thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình Quốc gia về giải quyết khó khăn kinh tế – tài chính vào kế hoạch công tác của Chính phủ.
Thay mặt Chính phủ trả lời chất vấn của các đại biểu trong phiên họp ngày 26/11, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone cho biết: Chính phủ sẽ tập trung giải quyết các vấn đề vướng mắc và lồng ghép việc thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình Quốc gia về giải quyết khó khăn kinh tế – tài chính vào kế hoạch công tác của Chính phủ, như vấn đề lạm phát. Đồng thời, Chính phủ cũng sẽ tập trung duy trì sự ổn định của đồng Kip bằng cách tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ theo hướng tập trung thông qua việc tiếp tục nghiên cứu, xem xét điều chỉnh lãi suất cơ bản phù hợp với tình hình trong từng thời kỳ nhằm kiểm soát sự tăng trưởng của lượng tiền M2 và ngăn chặn tình trạng thiếu ổn định tài chính; sẽ nghiên cứu việc thiết lập trần lãi suất cho cả khoản vay và tiền gửi bằng ngoại tệ nhằm mục đích tăng nhu cầu nắm giữ Kip và giảm nhu cầu nắm giữ ngoại tệ; tiếp tục quản lý các tổ chức tài chính ổn định và phát triển hệ thống thanh toán hiện đại bằng cách tập trung kiểm soát tỷ giá theo cơ chế thị trường, trong đó có phát triển hệ thống thanh toán xuyên biên giới bằng đồng nội tệ và các nước lân cận; tiếp tục quản lý ngoại tệ để vào hệ thống ngân hàng nhiều hơn, đặc biệt là việc xuất – nhập khẩu hàng hóa phải thanh toán qua tài khoản tại ngân hàng thương mại gắn với việc các công ty xuất – nhập khẩu điều chỉnh số lượng phù hợp và chú trọng công tác quản lý thu ngoại tệ từ xuất khẩu, đầu tư từ nước ngoài, hạn chế nhập khẩu những loại hàng hóa không cần thiết, các mặt hàng xa xỉ và hàng sản xuất được trong nước ở mức 20 – 25% cùng với việc quản lý giá hàng hóa, phí dịch vụ và thực hiện các chính sách hỗ trợ đời sống cho người lao động, cán bộ – công chức; quản lý chặt chẽ việc buôn bán ngoài hệ thống, buôn bán trái phép, như nhập khẩu xe lậu; tiếp tục đẩy mạnh sản xuất trong nước trên tinh thần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ để bảo đảm lương thực, thay thế hàng hóa nhập khẩu và trở thành hàng hóa xuất khẩu có chất lượng, đạt tiêu chuẩn được thị trường nước ngoài chấp nhận.
Về chính sách đối với chi phí sinh hoạt của cán bộ, công chức, Thủ tướng Sonexay Siphandone cho biết: Thời gian qua, Chính phủ đã ưu tiên và coi trọng việc cải thiện tiền lương, chính sách của công chức, quân đội, công an và người hưu trí, trong đó đã điều chỉnh tăng chi phí sinh hoạt trong từng giai đoạn.
Đối với vấn đề xuống cấp của cơ sở hạ tầng, Chính phủ nhận thấy được có rất nhiệu nơi đang rơi vào tình trạng này, hiện nay Chính phủ đang nỗ lực huy động các khoản vay lãi suất thấp từ nước ngoài để tập trung xây dựng lại và sửa chữa các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ hoàn thành càng sớm càng tốt.
Về việc nâng cao chất lượng giáo dục, Thủ tướng Lào cho biết: Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện một số biện pháp, đặc biệt là cung cấp đủ giáo viên, mở các khóa đào tạo giáo viên để nâng cao trình độ năng lực và có phương pháp giảng dạy mới để theo kịp thời đại. Đồng thời, Chính phủ cũng sẽ cấp khoản ngân sách 90 tỷ Kip để hỗ trợ các giáo viên tình nguyện; trong đó, Chính phủ chi 76 tỷ Kip, Ngân hàng Phát triển Lào 14 tỷ Kip. Tiếp tục hoàn thiện, mở rộng cơ sở hạ tầng giáo dục, cung cấp đầy đủ tài liệu dạy – học cơ bản và phấn đấu xây dựng trường nội trú ở các trường tiểu học, THCS ở khu vực nông thôn.
Đối với vấn đề thiếu lao động, Chính phủ đang tập trung giải quyết bằng nhiều biện pháp, trong đó tăng cường chú trọng đào tạo và phát triển kỹ năng lao động trong nước dưới nhiều hình thức, như vận động các doanh nghiệp có chính sách cho người lao động Lào bằng cách tạo điều kiện phát triển kỹ năng lao động; nhìn nhận thực tế vào đà tăng trưởng kinh tế, hiện nay Lào vẫn đang thiếu rất nhiều lao động. Vì vậy, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung vào một số giải pháp bổ sung, đặc biệt là mở rộng số lượng trường dạy nghề để những sinh viên đã tốt nghiệp trường nghề và không có ý định học tiếp đại học vẫn có thể làm việc; hoàn thiện chính sách khuyến khích các nhà đầu tư tham gia đào tạo kỹ năng, đặc biệt là áo dụng chính sách thuế, chính sách tiếp cận vốn hoặc tô nhượng đất cho nhà đầu tư tạo ra nhiều lao động có tay nghề cao, đồng thời sẽ cải thiện sự phối hợp giữa người cần lao động và người tạo ra lao động có kỹ năng để đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường lao động.
Tổng hợp