• Giới thiệu – liên hệ
  • Chính sách
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Quên mật khẩu
Tạp chí Lào - Việt
  • Trang chủ
  • Kinh tế
  • Tuần báo
  • Tham khảo
    • Video
  • Pháp luật
    • Thư viện pháp luật
    • Tư vấn pháp luật
  • Bản tin Đại sứ quán
No Result
View All Result
Tạp chí Lào - Việt
No Result
View All Result
Home Kinh tế

WWF hỗ trợ với Chính phủ Lào trong bảo tồn và phục hồi hổ trong tự nhiên

01/08/2022
in Kinh tế

Với tư cách là quốc gia thành viên có số lượng cá thế hổ trong tự nhiên lớn và là người đóng góp cho Kế hoạch phục hồi hổ Đông Nam Á (STRAP), Lào có cơ hội nhận được sự hỗ trợ việc phục hồi hổ trong nước và góp phần gia tăng số lượng cá thể hổ tại Đông Nam Á, nơi số lượng của chúng tiếp tục giảm.

Không có bằng chứng xác thực về hổ ở Lào kể từ năm 2013, khi một con hổ được ghi lại lần cuối bằng bẫy ảnh ở Khu bảo tồn quốc gia Nam Et Phou Louey ở phía đông của đất nước. Hiện các nhà khoa học đã chuyển hướng sang tìm kiếm sự xuất hiện của hổ tại các khu vực hoang dã phía tây Lào, noi hi vọng có các quần thể hổ tự nhiên còn sinh sống và có khả năng sinh sản.

Trong những năm tới, WWF và Chính phủ Lào cam kết giảm thiểu các mối đe dọa hiện có đối với loài hổ trên khắp các khu vực hoang dã của Lào, giải quyết những thách thức khiến hổ không thể cư trú và sinh sản trong các khu rừng của Lào, đồng thời tăng cường kết nối giữa các môi trường sống lân cận .

“Lào đã công nhận và ủng hộ các hành động ưu tiên được nêu trong Tuyên bố chung Kuala Lumpur về Bảo tồn Hổ, đặc biệt là cam kết hỗ trợ thực hiện các hành động trong STRAP và củng cố quần thể hổ trong các môi trường sống tiềm năng của hổ ở Đông Nam Á. Lào có vai trò quan trọng trong việc phục hồi hổ với chính sách quốc gia mạnh mẽ nhằm tăng độ che phủ rừng lên đến 70%, chúng tôi thể hiện cam kết hỗ trợ bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm cả hổ, ở Lào ”, ông Thongphath Vongmany Thứ trưởng Bộ Nông lâm Lào cho biết.

Một trong những mối đe dọa trực tiếp nhất trên các địa điểm tiềm năng nơi hổ có thể quay trở lại là việc giăng bẫy nhằm cung cấp cho hoạt động buôn bán trái phép động vật hoang dã. Ước tính có ít nhất 12,3 triệu chiếc bẫy hiện diện trong các khu bảo tồn của Lào, Campuchia và Việt Nam. Chúng giết hại bừa bãi và tác động tiêu cực đến hơn 700 loài trên cạn, từ những loài nhỏ như chuột đến những loài lớn như voi.

Bẫy không chỉ tiêu diệt quần thể hổ mà còn làm cạn kiệt các loài săn mồi và thức ăn, phá vỡ tính toàn vẹn sinh thái lâu dài của môi trường sống tự nhiên và cũng như ảnh hưởng đến sinh kế của hàng nghìn người trên khắp Lào. Nếu không có hệ sinh thái lành mạnh, cả người và hổ đều không thể tồn tại.

Việc phục hồi hổ không chỉ mang lại lợi ích cho hệ sinh thái rừng và đa dạng sinh học ở Lào, nó còn giúp ích cho cộng đồng địa phương. Là những kẻ săn mồi hàng đầu, hổ hoang dã đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng của các hệ sinh thái của đất nước, bảo vệ sinh kế dựa vào thiên nhiên của người dân Lào, 67% trong số họ sống trực tiếp vào rừng cho nhu cầu hàng ngày của họ .

Bằng cách săn mồi động vật ăn cỏ, hổ cũng giúp duy trì sự ổn định của các loài săn mồi, đóng vai trò là dấu hiệu cho thấy một hệ sinh thái phát triển, lành mạnh, mang lại lợi ích không chỉ cho hổ mà tất cả những sinh vật sống dựa vào môi trường sống của chúng.

WWF-Lào đã hỗ trợ Chính phủ CHDCND Lào tiến hành bảo tồn ứng dụng trong hơn hai thập kỷ, phần lớn trong số này ở Khu Bảo tồn Quốc gia Nam Poui, nơi từng là môi trường sống của hổ, trải dài 1.900km2 ở phía Tây Lào. Nam Poui không chỉ là khu bảo tồn quan trọng của voi châu Á ở Lào mà còn là nơi có tiềm năng phục hồi hổ lớn nhất trong nước.

“Khi các quốc gia và các nhà bảo tồn loài hổ chuẩn bị cho Giai đoạn phục hồi hổ toàn cầu tiếp theo 2023-2034, sự hỗ trợ của Lào cho các hành động ưu tiên kết hợp với cam kết bền vững từ các đối tác và tăng cường đầu tư và nguồn lực, tiếng gầm của hổ một lần nữa có thể quay trở lại Lào.” Chris Hallam, Giám đốc Bảo tồn của WWF-Lào cho biết.

WWF-Lào cam kết hỗ trợ chính phủ Lào nỗ lực mang tiếng hổ gầm trở lại các khu rừng của Lào, hướng tới một tương lai trong đó những loài săn mồi mang tính biểu tượng này phát triển và cùng tồn tại với người dân Lào vì lợi ích của sự phát triển bền vững.

Tổng hợp

Tags: bảo tồn hổhồtài nguyênwwf

Bài viết liên quan

WWF xúc tiến bảo tồn động vật thủy sinh sông Mekong ở 3 tỉnh của Lào

04/04/2022

Hổ có thể đã tuyệt chủng ở Lào

09/02/2022

Lào tăng cường quản lý sản phẩm tài nguyên tự nhiên

17/09/2021

Nghệ An phát hiện gia đình nuôi hổ nguồn gốc từ Lào

05/08/2021

Chính phủ Lào đặt mục tiêu bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai

23/03/2021

Chính phủ Lào được đề nghị quản lý chặt chẽ lĩnh vực khai thác khoáng sản

08/07/2020
Next Post

Thái Lan trao trả nghi phạm lừa đảo cho Lào

Discussion about this post

Bài cùng chuyên mục

  • Lào đạt tiến bộ trong giải quyết khó khăn kinh tế tài chính
  • Dịch vụ vận tải hàng hóa đường sắt siêu tốc Malaysia – Thái Lan – Lào chính thức vận hành vào tháng 10 năm nay
  • Trưởng ban Tổ chức trung ương thị sát Dự án xây dựng Tỉnh lị Phong Saly
  • Hội chợ thương mại Lào-Việt Nam để thúc đẩy thương mại
  • Thái Lan thúc đẩy kết nối đường sắt với Lào
  • Oudomxay tiêu hủy số lượng lớn thịt động vật hoang dã
  • Unitel hợp tác chuyển đổi số ngành giáo dục và thể thao Lào
  • Khách du lịch đến Luang Prabang tăng nhanh trong 7 tháng đầu năm
  • Lào thâm hụt thương mại 114 triệu USD trong tháng 7
  • Kim ngạch thương mại Việt Nam – Lào khởi sắc trong 7 tháng đầu năm

Bài viết liên quan

  • Hổ có thể đã tuyệt chủng ở Lào
  • WWF xúc tiến bảo tồn động vật thủy sinh sông Mekong ở 3 tỉnh của Lào
  • Lào tăng cường quản lý sản phẩm tài nguyên tự nhiên
  • Nghệ An phát hiện gia đình nuôi hổ nguồn gốc từ Lào
  • Chính phủ Lào đặt mục tiêu bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai

Lào đạt tiến bộ trong giải quyết khó khăn kinh tế tài chính

15/08/2022

Quảng Bình – Khăm Muộn tăng cường hợp tác phụ nữ

15/08/2022

Dịch vụ vận tải hàng hóa đường sắt siêu tốc Malaysia – Thái Lan – Lào chính thức vận hành vào tháng 10 năm nay

15/08/2022

Khai mạc lớp bồi dưỡng cán bộ chủ chốt Đoàn Thanh niên Lào khóa 27 tại Hà Nội

15/08/2022

Lũ lụt ảnh hưởng tới hàng nghìn người ở miền Bắc nước Lào

15/08/2022

Trưởng ban Tổ chức trung ương thị sát Dự án xây dựng Tỉnh lị Phong Saly

14/08/2022

Toàn bộ bản quyền thuộc về Tạp chí Lào Việt
Hội người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn

LIÊN HỆ

Tạp chí Lào - Việt
Địa chỉ:  167 bản Anou, quận Chanthabouly, thủ đô Viêng Chăn
Điện thoại: +85620 99655568
Email: tapchilaoviet@gmail.com

KẾT NỐI

Toàn bộ bản quyền thuộc về
Tạp chí Lào Việt -
Hội người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn

Tạp chí Lào - Việt
Địa chỉ: 167 bản Anou, quận Chanthabouly, thủ đô Viêng Chăn
Điện thoại: +85620 99655568
Email: tapchilaoviet@gmail.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh tế
  • Tuần báo
  • Tham khảo
  • Cộng đồng
  • Học tiếng Lào-Việt
  • Ký ức người lính Việt Lào
  • Pháp luật
  • Giới thiệu – liên hệ

© 2018 Tạp chí Lào Việt
Toàn bộ bản quyền thuộc về Tạp chí Lào Việt - Hội người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn.