• Giới thiệu – liên hệ
  • Chính sách
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Quên mật khẩu
Tạp chí Lào - Việt
  • Trang chủ
  • Kinh tế
  • Tuần báo
  • Tham khảo
    • Video
  • Pháp luật
    • Thư viện pháp luật
    • Tư vấn pháp luật
  • Bản tin Đại sứ quán
No Result
View All Result
Tạp chí Lào - Việt
No Result
View All Result
Home Văn hóa - Xã hội

Lập bản đồ tiềm năng khoáng sản quý biên giới Việt Nam – Lào

21/12/2021
in Văn hóa - Xã hội

Vùng có tiềm năng về trữ lượng vàng, vonfram, chì, kẽm… thuộc biên giới Việt- Lào trên diện tích 9.400 km2 được các nhà khoa học xây dựng thành bản đồ.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích ảnh viễn thám, khảo sát thực địa với hàng trăm vết lộ địa chất, sau đó phân tích và lấy mẫu.

ThS Lưu Công Trí, Chủ nhiệm đề tài cho biết, các mẫu phân tích phát hiện có hàm lượng quặng cao sẽ được nhóm nghiên cứu chi tiết để đánh giá độ dày của quặng cũng như quan hệ giữa các lớp đá. Các chỉ số về tuổi, thành phần, đồng vị… cũng được phân tích để kết luận quặng tiềm năng loại gì, có cộng sinh với các khoáng sản khác không, có khả năng khai thác hay không.

“Cơ sở để đánh giá tiềm năng quặng dựa vào bản đồ mặt cắt địa chất. Trong các công trình tìm kiếm thăm dò, nhóm thường thực hiện khoan hay đào giếng để đánh giá tiềm năng trữ lượng. Nhưng trong nghiên cứu này, nhóm chỉ dừng ở mức độ khoa học cơ bản”, ông Trí nói.

TS Bùi Ấn Niên, thành viên nhóm nghiên cứu đang thực hiện chụp ảnh mẫu đá thu thập. Ảnh: NVCC

TS Bùi Ấn Niên, thành viên nhóm nghiên cứu đang thực hiện chụp ảnh mẫu đá thu thập. Ảnh: NVCC

Từ dữ liệu thu được, từng nền địa chất, loại đá, cấu trúc được nhóm nghiên cứu đo vẽ chi tiết. Các tập đá, các địa tầng, khối magma… một số điểm có tiềm năng khoáng hóa (kim loại số lượng nhỏ, không tích tụ thành điểm quặng cụ thể) đã được thống kê.

Trên diện tích 9.400 km2 trong đó 5.600km2 tại hai tỉnh Hủa Phăn và Xiêng Khoảng của Lào, nhóm nghiên cứu phát hiện có bốn vùng có tiềm năng quặng lớn, trong đó có một mỏ quặng thiếc đang được khai thác. Tại Việt Nam có hai vùng nhiều triển vọng về khoáng sản thiếc, một số điểm có triển vọng quặng vàng…

Hiện các dữ liệu được xây dựng bản đồ phân vùng khoáng sản (tỷ lệ 1:200.000); bản đồ kiến tạo – sinh khoáng vùng Tây Bắc Nghệ An – Sầm Nưa. Bản đồ phân vùng triển vọng tỷ lệ 1:200.000 và đề xuất chi tiết các diện tích chi tiết hóa. Bản đồ địa chất khoáng sản và cấu trúc khống chế quặng hóa thiếc, wofram, vàng, đa kim những khu vực có tiềm năng trên lãnh thổ Lào (hai khu vực dự kiến tỷ lệ 1:25.000) và bộ cơ sở dữ liệu cho các tụ khoáng (thiếc, wofram, vàng, đa kim) vùng nghiên cứu đã được xây dựng.

Các sản phẩm này đã được Hội đồng khoa học của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đánh giá, nghiệm thu và được chuyển giao cho Cục Địa chất và Khoáng sản Lào để áp dụng triển khai vào quản lý, nghiên cứu khoa học.

Đề tài nghiên cứu tiến hóa kiến tạo – magma và sinh khoáng vàng, vonfram, chì, kẽm… vùng Tây Bắc Nghệ An – Sầm Nưa được triển khai từ năm 1997. Sau ba năm, đến cuối năm 2020, các Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã công bố kết quả. Nghiên cứu đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt, phối hợp cùng Cục Địa chất và Khoáng sản, Bộ Năng lượng và Mỏ (Lào).

Theo ThS Trí, mục tiêu của nghiên cứu là làm rõ cấu trúc địa chất, tiến hóa kiến tạo – magma và tiềm năng sinh khoáng vùng Tây Bắc Nghệ An – Sầm Nưa. Nghiên cứu cũng tìm hiểu thành phần vật chất, nguồn gốc, điều kiện tạo quặng hóa… từ đó lập tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm, đánh giá tiềm năng khoáng sản. Kết quả nghiên cứu giúp định hướng cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình đầu tư thăm dò và khai thác khoáng sản tại Lào.

Nhóm nghiên cứu điều tra, khảo sát địa chất tại khu vực Tây Bắc Nghệ An - Sầm Nưa. Ảnh: NVCC

Nhóm nghiên cứu điều tra, khảo sát địa chất tại khu vực Tây Bắc Nghệ An – Sầm Nưa. Ảnh: NVCC

TS Trịnh Đình Huấn, thành viên đề tài, cho biết, kết quả là cơ sở để triển khai các dự án điều tra cơ bản, thăm dò khoáng sản cho vùng nghiên cứu và các khu vực có điều kiện tương tự. Nghiên cứu cũng giúp xác lập các tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm khoáng sản thiếc, vonfram, vàng, đa kim trong vùng cũng như dự báo tiềm năng các khoáng sản. Từ kết quả này, các doanh nghiệp có thể tiến hành đề xuất các diện tích để tác điều tra, thăm dò mỏ tại các vị trí đã được xác lập.

Theo VnExpress

Tags: bản đồ tiềm năng khoáng sảnkhoáng sảnLàoViệt Nam

Bài viết liên quan

Biểu tượng của tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt Việt Nam – Lào

21/05/2022

Việt Nam đứng thứ 3 trong tổng số 54 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Lào

21/05/2022

Bộ Công an Việt Nam – Lào trao đổi nhiều vấn đề quan trọng

20/05/2022

Bàn giải pháp, gỡ khó cho 2 dự án truyền tải nhập khẩu điện từ Lào

20/05/2022

Chiến thắng Cánh đồng Chum- Xiêng Khoảng năm 1972- biểu tượng của tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào

20/05/2022

Lào – Việt Nam trao đổi kinh nghiệm về kinh tế và tăng trưởng xanh

19/05/2022
Next Post

Cuộc chiến chống ma túy của Lào bước đầu đạt kết quả khả quan

Discussion about this post

Bài cùng chuyên mục

  • Biểu tượng của tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt Việt Nam – Lào
  • Chiến thắng Cánh đồng Chum- Xiêng Khoảng năm 1972- biểu tượng của tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào
  • Người Việt ở Lào ai cũng biết Bác Hồ, cả những cháu thiếu nhi
  • Cảnh sát Lào thu giữ hơn 760.000 viên ma túy tổng hợp
  • Dấu vết hiếm hoi của loài người bí ẩn ở hang động Lào trên dãy Trường Sơn
  • Đưa nhiều hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Lào về đất mẹ
  • Lào đón nhiều du khách sau khi mở cửa biên giới
  • Chiến dịch Cánh Đồng Chum – Xiêng Khoảng: Biểu tượng tình quân dân Việt Nam-Lào
  • Bắt “trùm” ma tuý thay tên đổi họ trốn truy nã 20 năm ở Lào
  • Vientiane tăng giá vé vào một số điểm du lịch chính

Bài viết liên quan

  • Lào – Việt Nam trao đổi kinh nghiệm về kinh tế và tăng trưởng xanh
  • Doanh nghiệp tăng cường hợp tác kinh tế Việt – Lào
  • Tiếp tục nâng tầm hợp tác Quốc hội Việt Nam – Lào ngày càng thiết thực và hiệu quả
  • Lào phát động cuộc thi sáng tác văn học về quan hệ đặc biệt Lào-Việt
  • Việt Nam – Lào chia sẻ kinh nghiệm phục hồi và phát triển sau đại dịch Covid-19

Biểu tượng của tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt Việt Nam – Lào

21/05/2022

Việt Nam đứng thứ 3 trong tổng số 54 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Lào

21/05/2022

Lào nỗ lực phục hồi du lịch quốc tế

20/05/2022

Lào có hàng chục nghìn xe công

20/05/2022

Bộ Công an Việt Nam – Lào trao đổi nhiều vấn đề quan trọng

20/05/2022

Ngành viễn thông Lào phát triển ổn định

20/05/2022

Toàn bộ bản quyền thuộc về Tạp chí Lào Việt
Hội người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn

LIÊN HỆ

Tạp chí Lào - Việt
Địa chỉ:  167 bản Anou, quận Chanthabouly, thủ đô Viêng Chăn
Điện thoại: +85620 99655568
Email: tapchilaoviet@gmail.com

KẾT NỐI

Toàn bộ bản quyền thuộc về
Tạp chí Lào Việt -
Hội người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn

Tạp chí Lào - Việt
Địa chỉ: 167 bản Anou, quận Chanthabouly, thủ đô Viêng Chăn
Điện thoại: +85620 99655568
Email: tapchilaoviet@gmail.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh tế
  • Tuần báo
  • Tham khảo
  • Cộng đồng
  • Học tiếng Lào-Việt
  • Ký ức người lính Việt Lào
  • Pháp luật
  • Giới thiệu – liên hệ

© 2018 Tạp chí Lào Việt
Toàn bộ bản quyền thuộc về Tạp chí Lào Việt - Hội người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn.