Cánh đồng Chum Xiengkhouang nằm ngay bên thị xã Phonsavanh, tỉnh Xiengkhouang, Bắc Lào không chỉ là một vùng di tích văn hóa lịch sử, mà còn là biểu tượng đậm nét của sự phồn thịnh và đa dạng văn hóa của quốc gia này và cho đến nay, nguồn gốc của những chiếc chum ở đây vẫn chưa có lời giải đáp.
Cánh đồng chum Xiengkhouang, Lào được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 14/5/2019. Ảnh: Đỗ Bá Thành/PV TTXVN tại Lào Các nhà nghiên cứu cho rằng, các chum đá này được dùng trong cách chôn cất của người tiền sử. Ảnh: Đỗ Bá Thành/PV TTXVN tại Lào Chiếc chum khổng lồ. Ảnh: Đỗ Bá Thành/PV TTXVN tại Lào Những chiếc chum cổ thạch với đủ hình dáng, kích thước nơi đây đã tồn tại hàng ngàn năm. Ảnh: Đỗ Bá Thành/PV TTXVN tại Lào Miệng một chiếc chum bị vỡ. Ảnh: Đỗ Bá Thành/PV TTXVN tại Lào Chiếc chum duy nhất vẫn còn nắp đậy. Ảnh: Đỗ Bá Thành/PV TTXVN tại Lào Những chiếc chum có chiều cao trung bình từ 1 đến 2 mét, với một số chiếc lên đến 3,5 mét và nặng hàng chục tấn. Ảnh: Đỗ Bá Thành/PV TTXVN tại Lào Những chiếc chum cổ thạch với đủ hình dáng, kích thước nơi đây đã tồn tại hàng ngàn năm. Ảnh: Đỗ Bá Thành/PV TTXVN tại Lào Phía ngoài một cái hang ở Cánh đồng Chum Xiengkhouang. Ảnh: Đỗ Bá Thành/PV TTXVN tại Lào Trên đỉnh động có 3 lỗ thông hơi. Ảnh: Đỗ Bá Thành/PV TTXVN tại Lào Theo TTXVN