1. Một nhà đầu tư nước ngoài có vốn đăng ký đạt 500.000 USD, sau khi nhận được sự đồng ý của cơ quan liên quan, có thể mua từ chính phủ quyền sử dụng đất không quá 800 m2 trong một khu vực cụ thể để xây dựng nhà ở hoặc văn phòng, nhưng việc thực hiện cụ thể việc này trên thực tế còn khá mơ hồ.
2. Nhà đầu tư nước ngoài có thể thông qua phương thức cho thuê mướn hoặc chuyển nhượng để có được đất. Hợp đồng thuê đất giữa nhà đầu tư nước ngoài với công dân Lào không được vượt quá 30 năm, đất thuê từ nhà nước không được sử dụng quá 50 năm. Thời hạn sử dụng đất trong Đặc khu kinh tế (SEZ) sẽ không quá 75 năm. Thời hạn thuê đất dành cho các đại sứ quán hoặc các tổ chức quốc tế hoặc được cấp phép đặc biệt từ nhà nước không được vượt quá 99 năm.
3. Người nước ngoài thuê đất hoặc được sang nhượng đất từ nhà nước phải thực hiện một số nghĩa vụ, bao gồm: sử dụng đất hợp lý theo các mục tiêu của khu vực liên quan, bảo vệ môi trường, tôn trọng quyền sử dụng đất, trả tiền thuê đất hoặc phí giấy phép đúng thời hạn, tuân thủ luật pháp do Lào quy định.
4. Nhà đầu tư nước ngoài có quyền sở hữu bất động sản như tài sản đi kèm trên đất trong thời gian thuê hoặc trong thời gian cấp phép. Sau khi hợp đồng thuê hoặc sang nhượng đất hết hạn, tất cả bất động sản trên đất sẽ được chuyển đổi sang cho bên cho thuê hoặc cho nhà nước.
5. Nhà đầu tư nước ngoài có quyền thế chấp tài sản cố định trên đất thuê và có quyền cho thuê lại quyền sử dụng đất mà họ được hưởng. Sau khi có được sự đồng ý của nhà nước, họ có quyền sử dụng hợp đồng nhượng quyền thuê đất mà họ được hưởng để góp vốn.
Luật pháp hiện hành của Lào không quy định rõ ràng về quyền sở hữu các toà nhà trên mặt đất và các công trình đi kèm trên mặt đất thuê. Khi nhà đầu tư nước ngoài thuê đất ở Lào, các bất động sản là các tòa nhà trên mặt đất sẽ có quyền sở hữu trong thời gian thuê, nhưng sau khi hợp đồng thuê hết hạn, các tòa nhà trên mặt đất và các công trình đi kèm sẽ được giao lại cho bên cho thuê hoặc cho nhà nước. Nghĩa là, theo luật hiện hành, các tòa nhà và công trình đi kèm nêu trên không có quyền sở hữu hoàn toàn. Điều này dẫn đến ảnh hưởng lớn tới các nhà đầu tư nước ngoài trong việc sử dụng, xử lý và khai thác lợi ích của tài sản nói trên trong thời hạn thuê, bao gồm cả việc sử dụng như là các khoản thế chấp có bảo đảm. Giới hạn trong quyền sở hữu công cộng về đất đai, chính sách nhà ở của Lào cũng bị hạn chế, nhà ở không có quyền sử dụng đất tương ứng. Do đó, người nước ngoài không thể mua nhà với quyền sở hữu đầy đủ ở Lào. Hiện nay, người nước ngoài thường hoạt động chủ yếu trên nhà cho thuê. Nhà đầu tư nước ngoài có quyền thuê đất ở Lào, có quyền chuyển nhượng các quyền khác nhau có được, có quyền sở hữu và chuyển nhượng bất động sản, các bất động sản mà họ đã sửa chữa hoặc xây dựng trên đất thuê.
Nguồn: Tạp chí Lào Việt tổng hợp