Lào là một trong 15 quốc gia đồng ý thành lập và ký kết Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), khối thương mại tự do lớn nhất trên thế giới, chiếm gần 30% GDP toàn cầu.
Trưa 15/11, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã chính thức được ký kết trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 đang được tổ chức bởi Việt Nam, Chủ tịch ASEAN 2020.
RCEP đã hoàn tất sau 8 năm đàm phán vào tháng 11 vừa qua với 15 thành viên – 10 quốc gia ASEAN và 5 đối tác, gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand.
Các bên ký hết Hiệp định đều bày tỏ hy vọng thỏa thuận mới sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế tại khu vực châu Á sau khi chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong năm nay.
Sau khi hiệp định được ký kết, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cho biết “Khuôn khổ hợp tác mới của Hiệp định RCEP sẽ góp phần đẩy mạnh tiến trình xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN 2025, từ đó ASEAN sẽ trở thành đối tác năng động, mạnh mẽ, hợp tác vì sự thịnh vượng chung”. Khu vực RCEP có 2,2 tỷ dân, chiếm 30% dân số thế giới và gần 30% GDP toàn cầu.
Thỏa thuận này cũng được kỳ vọng sẽ ghi nhận sự gia tăng đầu tư vào các quốc gia có giá thuê lao động thấp và lao động có mặt bằng thấp như Campuchia, Lào và Myanmar, đặc biệt là từ các doanh nghiệp Australia, Nhật Bản, New Zealand, Singapore và Hàn Quốc, hiện đang dành sự quan tâm lớn vào các thị trường nói trên.
Thỏa thuận trong hiệp định RCEP cũng dự kiến thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa, ưu đãi thuế đối với các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, đồng thời RCEP còn là hiệp định mang tính toàn diện, mở rộng cho tự do đầu tư trực tiếp, thương mại dịch vụ, viễn thông, tài chính, logistics, thương mại điện tử.
Tổng hợp