Kim ngạch thương mại quá cảnh 6 tháng đầu năm giữa Lào và Việt Nam đạt 341 triệu USD, theo Bộ Công Thương Lào.
Theo Bộ Công Thương Lào, bất chấp những khó khăn về vận tải do ảnh hưởng từ các biện pháp phòng ngừa dịch Covid-19, Lào đã đạt thặng dư thương mại với Việt Nam, với giá trị xuất khẩu 216 triệu USD, trong khi chỉ nhập khẩu 98 triệu USD.
Các mặt hàng của Lào quá cảnh Việt Nam sang quốc gia thứ 3 trong nửa đầu năm 2021 bao gồm quặng vàng, quặng đồng, đồng đỏ tấm, quặng sắt và đồ gia dụng. Trong khi các mặt hàng quá cảnh Việt Nam để sang Lào bao gồm gỗ và giấy loại. Các mặt hàng xuất khẩu xuất khẩu chính của Lào sang các nước thứ ba là quặng đồng, quặng vàng, đồng tấm, quặng sắt và đồ gia dụng.
Các mặt hàng được nhập khẩu nhiều vào Lào bao gồm bột gỗ, giấy loại (khoảng 96 triệu USD) và quặng nhôm, trị giá 2 triệu USD.
Các thị trường chính mà Lào xuất khẩu hàng hóa qua Việt Nam là Trung Quốc, Ấn Độ và Hungary, trong khi hàng hóa nhập khẩu vào Lào qua Việt Nam chủ yếu đến từ Mỹ, Canada và Hàn Quốc.
Năm ngoái, tổng kim ngạch thương mại Lào-Việt đạt 1 tỷ USD, giúp duy trì vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam với Lào, sau Trung Quốc và Thái Lan.
Trong khi đó, Việt Nam là nhà đầu tư lớn thứ ba của Lào trong giai đoạn 2016-2020 với tổng vốn đăng ký 4.2 tỷ USD, tăng 35% so với năm 2010. Năm 2020, Việt Nam có bước đột phá trong hoạt động đầu tư tại Lào với tổng vốn đầu tư đăng ký 143 triệu USD, bao gồm 9 dự án cấp mới và hiện hữu, tăng 130% so với cùng kỳ năm ngoái. Những dự án này bao gồm các dự án cơ sở hạ tầng lớn, chẳng hạn như cảng Vũng Áng, Sân bay Nong Khang, đường bộ và đường sắt, và tòa nhà Quốc hội mới của Lào.
Theo chiến lược hợp tác đến năm 2021 và giai đoạn 10 năm tiếp theo, Lào và Việt Nam đã nhất trí đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế, đặc biệt là thương mại, cơ sở hạ tầng và viễn thông, đồng thời tìm kiếm nguồn vốn từ các đối tác quốc tế cho các dự án chung.
Tổng hợp