Nhà phát triển dự án đang tận dụng các đoạn đường sắt Lào-Trung Quốc đã hoàn thành để chuyên chở vật tư xây dựng bằng tàu đến công trường ở khu vực miền Bắc.
Dự án đường sắt kết nối biên giới Mohan của Trung Quốc với Lào ở miền Bắc nước này là một phần của sáng kiến Vành đai và Con đường, được kỳ vọng đem lại nhiều lợi ích cho Lào khi kết nối với với hệ thống giao thông các quốc gia Asean gồm Thái Lan, Maylaysia và Singapore, đưa Lào thành trung tâm đất liền khu vực và trở nên hấp dẫn hơn với nhà đầu tư nước ngoài, từ đó thúc đẩy nền kinh tế và hỗ trợ tạo ra việc làm.
Một video hiếm hoi về hoạt động vận chuyển vật tư phục vụ công tác lắp đặt đường ray tuyến đường sắt tại miền Bắc Lào
Tuyến đường sắt Lào-Trung Quốc có tổng chiều dài 414km, nối cửa khẩu quốc tế Boten ở tỉnh Luang Namtha, miền Bắc Lào đến thành phố Vientiane. Dự án bao gồm 198km hầm chui, 62km cầu vượt, được xây dựng theo tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt của Trung Quốc, cho phép tốc độ tối đa khi vận chuyển hành khách là 160km/h. Tuyến đường sắt chính thức được khởi công vào tháng 12/2016 và dự kiến hoàn thành, đi vào hoạt động vào tháng 12/2021.
Theo nội dung dự án, khi tuyến đường sắt được hoàn thành, lưu lượng hàng hóa và hành khách quá cảnh ở Lào sẽ tăng đột biến, dịch chuyển khối lượng lớn hàng hóa qua đường hàng hải – vốn đang là kênh kết nối chính giữa Trung Quốc với Asean sang sử dụng tàu hỏa. Nhà phát triển rất lạc quan vào mục tiêu này của dự án do trước khi có tuyến đường sắt, giá trị thương mại của Lào với Trung Quốc đang chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong khu vực Asean, chỉ khoảng 2%.
Trong một phát biểu trước đây, một đại diện của ban quản lý dự án cho biết tuyến đường sắt sẽ giảm chi phí vận tải hàng hóa từ Côn Minh đến Vientiane xuống từ 40-50% so với vận tải đường bộ và giảm 32 phí vận chuyển đến cảng Laem Chabang ở Thái Lan.
Để tận dụng tối đa lợi ích từ tuyến đường sắt, Chính phủ Lào được khuyến nghị sớm cải cách các quy định pháp lý, hiện đại hóa thủ tục hải quan theo hướng đơn giản hóa, xây dựng kế hoạch khai thác lợi ích kinh tế khu vực hành lang đường sắt, đặc biệt là lĩnh vực logistic, du lịch, nông nghiệp.
Đến hết tháng 5/2020, dự án đã đạt khoảng 89.43% tổng khối lượng công việc, nhà thầu đã hoàn thành 65/75 số hầm chui, hoàn thành tổng cộng 164 cầu vượt, xây dựng hơn 2.000 trụ cầu, lắp đặt 746 nhịp, tương đương 36.6% tổng thiết kế ban đầu.
Tổng hợp