Trong chương trình nghị sự Kỳ họp thứ 8 Hội đồng Nhân dân thủ đô Viêng Chăn khóa II ngày 18/12/2024 dưới sự chủ trì của ông Anouphap Tounalom, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thủ đô Viêng Chăn. Ông Nakhesen Sihalath, Thư ký kỳ họp đã thông qua 3 dự thảo nghị quyết quan trọng.
Theo đó, Kỳ họp đã nghiên cứu xem xét thông qua dự thảo Nghị quyết về thông qua báo cáo của Chính quyền thủ đô Viêng Chăn trong việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024 và phương hướng kế hoạch năm 2025, Kế hoạch đầu tư công năm 2025 của thủ đô Viêng Chăn gắn với việc tổ chức thực hiện 2 Chương trình quốc gia; dự thảo Nghị quyết về việc thông qua báo cáo của Chính quyền thủ đô Viêng Chăn về tổ chức thực hiện Kế hoạch ngân sách thường niên 2024, phương hướng kế hoạch năm 2025 và kế hoạch sử dụng khoản thu ngân sách vượt kế hoạch năm 2024 của thủ đô; dự thảo Nghị quyết về thông qua báo cáo thực hiện công tác phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo trong nội đô Viêng Chăn năm 2024 và phương hướng kế hoạch năm 2025.
Tại Kỳ họp, các Đại biểu Quốc hội khu vực bầu cử số 1 và Đại biểu Hội đồng Nhân dân thu đô đã tập trung đóng góp ý kiến vào 3 dự thảo trên minh bạch, thẳng thắng và cùng nhau thông qua 3 dự thảo với số phiếu tán thành cao.
Cũng trong kỳ họp, Giám đốc Sở Giáo dục và Thể thao thủ đô Somphone Sonedala đã báo cáo về tình hình thực hiện công tác giáo dục và tình trạng học sinh bỏ học, biện pháp giải quyết vấn đề này.
Ông cho biết, năm học 2023 – 2024, trên địa bàn thủ đô có 1.141 trường học, so với năm học 2022 – 2023 tăng 14 điểm trường; tổng số học sinh 210.265 em. Trong số 18 mục tiêu của ngành giáo dục và thể thao thì thủ đô Viêng Chăn đạt được 13 mục tiêu; tỷ lệ học sinh bỏ học cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến 5 mục tiêu còn lại không đạt được theo kế hoạch đề ra.
Ông đưa ra một số giải pháp xử lý các vướng mắc trong ngành giáo dục thời gian tới như sau: Các nhà điều hành giáo dục cần phối hợp với các đơn vị cấp bản đẩy mạnh tuyên truyền tầm quan trọng của giáo dục cho bố mẹ, học sinh nhận thức sâu sắc hơn từ đó vận động con cái mình tiếp tục theo học. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, quản lý lớp cần tăng cường quan tâm đến tư tưởng học sinh, đặc biệt là các học sinh có nguy cơ sẽ bỏ học, như học sinh yếu kém, không quan tâm đến việc học, gia đình có hoàn cảnh khó khăn để từ đó tiếp cận học sinh, hỗ trợ một số điều kiện thực tế cho từng trường hợp. Tranh thủ viện trợ từ các cơ quan, tổ chức phi chính phủ về thiết bị dạy học, hỗ trợ xây dựng, nâng cấp trường học để đam bảo môi trường, hạ tầng và thu hút học sinh đến học nhiều hơn. Cần thực hiện biện pháp miễn các loại phí, cho mượn miễn phí sách vở học tập học cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình đông con.
Tổng hợp