Quan hệ hữu nghị Myanmar-Việt Nam được xây dựng ngay từ những ngày đầu hai nước giành được độc lập, trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ đối ngoại chính thức với Myanmar với việc thiết lập cơ quan liên lạc ngoại giao tại Yangoon vào năm 1947. Kể từ đó, dưới sự vun đắp của Thủ tướng U Ni và Chủ tịch Việt Nam Hồ Chí Minh cùng các thế hệ lãnh đạo hai nước, quna hệ Myanmar-Việt Nam đã không ngừng phát triển và đạt được nhiều thành quả quan trọng.
Đầu tiên có thể kể đến chính là sự tin cậy chính trị ở mức độ cao giữa hai nước được củng cố trên cơ sở những nét tương đồng trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc. Dấu ân đậm nét nhất chính là sự hỗ trợ quý báu của Myanmar đối với nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến vệ quốc quá khứ và lập trường ủng hộ của Việt Nam đối với tiến trình đàm phán hòa giải dân tộc của Myanmar hiện nay. Không chỉ giới hạn phạm vi hai nước, Myanmar và Việt Nam đều phối hợp lập trường trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông thông qua đàm phán hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong, qua đó, đóng góp tích vực vào sự hòa bình, ổn định trong khu vực và đoàn kết nội bộ khối Asean.
Bên cạnh quan hệ chính trị tốt đẹp, hợp tác thương mại-đầu tư giữa hai nước ngày càng phát triển trở thành trụ cột chính trong quan hệ hai nước. Theo đó, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đang là nhà đầu tư lớn thứ 7 của Myanmar với tổng vốn đầu tư trên 2.1 tỷ USD, đáng chú ý, nếu chỉ xét riêng giai đoạn Myanmar đẩy mạnh cải cách mở cửa đến nay, Việt Nam là nước đầu tư lớn thứ 3, chỉ sau Singapore và Trung Quốc. Sự xuất hiện của các thương hiệu lớn của Việt Nam như Mytel, Hoàng Anh Gia Lai, VietNam Arlines, đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội bền vững tại Myanmar khi tạo ra hàng ngàn công ăn việc làm ổn định cho người lao động và tuân thủ chặt chẽ các quy định, pháp luật của Myanmar. Ngoài ra, Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Myanmar với kim ngạch thương mại song phương hàng năm tăng trưởng bên vững và có triển vọng sớm hoàn thành chỉ tiêu 1 tỷ USD do lãnh đạo hai nước đề ra.
Ngoài ra, trên cơ sở những nét tương đồng trong truyền thống văn hóa, tín ngưỡng của hai dân tộc, ngoại giao nhân dân Myanmar-Việt Nam đã không ngừng củng cố với những điểm nhấn quan trọng từ hợp tác du lịch giữa hai nước khi Myanmar đã trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh quan trọng của du khách Việt Nam và hỗ trợ vật chất, tinh thần kịp thời của cộng đồng doanh nghiệp, người Việt nam dành cho những nạn nhân thiên tai tại Myanmar.
Nhìn lại chặng đường đã qua với những thành quả hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và giao lưu nhân dân, chắc chắn quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Myanmar-Việt Nam sẽ tiếp tục đà phát triển thuận lợi, đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân hai nước. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đảm nhận vị trí Chủ tịch Asean và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, hợp tác bền chặt giữa Myanmar và Việt Nam chắc chắn sẽ góp phần tích cực vì hòa bình, ổn định. hợp tác và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới./.