Theo truyền thông Lào, mới đây, huyện Xaysettha, một trong 5 huyện của tỉnh Attapeu đã ghi nhận số ca nhiễm sốt xuất huyết tăng mạnh, lên đến 90 ca trong vòng vài tháng qua.
Trả lời báo chí hôm 6/5, trưởng phòng Y tế huyện Xaysettha cho biết hiện Attapeu là địa phương ghi nhận số ca nhiễm sốt xuất huyết nhiều thứ2 trên cả nước. Để ứng phó với tình trạng này, ngoài việc tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch Covid-19, tỉnh và địa phương cũng đã tổ chức, phân chia nhiệm vụ cho các cơ sởy tế trên toàn địa bàn nhanh chóng tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức và trách nhiệm phòng ngừa sốt xuất huyết cho người dân, đặc biệt là việc vệ sinh, phá bỏ các nguồn sinh sôi của muỗi vằn ở các vùng ao tù, nước đọng.
Theo số liệu thống kê của BộY tế Lào, tính đến ngày 7/5/2020, cả nước này có 1.033 ca nhiễm sốt xuất huyết, trong đó đã tử vong 1 người.
Dẫn đầu về số ca nhiễm là thủ đô Vientiane với 309 người, đây cũng là địa phương ca tử vong duy nhất đến thời điểm hiện tại, tiếp đ ến là Attapeu với 159 ca, tỉnh Vientiane có 123 ca, Khammuan có 76 ca…và ít nhất là tỉnh Luangprabang với 6 ca được ghi nhận nhiễm sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết là m ột trong các thách thức của ngành Y tế Lào, năm 2019, số ca tử vong do sốt xuất huyết tại Lào đã lên đến con số 74 người trong tổng số hơn 37.000 trường hợp mắc phải. Con số thống kê cho thấy số lượng người chết trong năm 2019 do dịch đã tăng gấp 4 lần so với năm 2018 bất chấp các nỗ lực ngăn chặn, phòng ngừa của ngành Y tế Lào.
Theo đánh giá, dịch sốt xuất huy ết tại Lào nói riêng và nhiều nước khác trong khu vực đang gia tăng đến từ vấn đề biến đổi khí hậu, tình trạng nóng lên toàn cầu khiến muỗi sinh sôi mạnh. Ngoài ra phải kể đến tốc độ đô thị hóa nhanh tại những thành phố lớn của Lào cũng khiến việc kiểm soát dịch bệnh khó khăn khi các công trình xây dựng, khu dân cư đông và ý thức của người dân ẫn chưa được đề cao đúng mực là nguyên nhân dẫn đến các vùng ao tù, nước đọng không được giải quyết triệt để.
Tổng hợp