Mới đây, Thủ tướng Thongloun Sisoulith trong phiên trả lời chất vấn ĐBQH Lào đã thừa nhận một số hạn chế về tăng trưởng và cải cách của Lào trong năm 2019 làm một số chỉ tiêu đã không đạt được như đề ra.
Theo đó, Thủ tướng cho biết các yếu tố tác động tiêu cực đến nền kinh tế trong năm qua đã ảnh hưởng đến các mục tiêu phấn đấu, dự kiến sẽ đạt được vào năm tới 2020 như cải thiện năng suất sản xuất nông sản.
Việc cải tổ doanh nghiệp nhà nước hầu như chưa đạt được thành tựu nào đáng kể khi gặp khó khăn hơn so với dự kiến bất chấp việc Chính phủ đã thành lập riêng một Ủy ban chuyên trách cấp TW,
Hiệu quả cải cách môi trường kinh doanh chưa cao, Lào vẫn đứng ở thứ hạng 3 chữ số của EDB trong năm 2019. Đầu tư một cửa vẫn chưa phải là “một cửa”, Thủ tướng thừa nhận.
Theo thủ tướng, Lào sẽ nỗ lực để đạt được các mục tiêu tăng trưởng mà năm 2019 chừa đạt được vào năm 2020, bao gồm việc thúc đẩy sản xuất công-nông nghiệp, tiến tới dư thừa để xuất khẩu, giảm lệ thuộc vào nhập khẩu, ttăng cường dòng ngoại tệ đi vào Lào.
Ngoài ra, Lào cũng sẽ tiếp tục chú trọng phát triển hạ tầng cơ sở, đặc biệt là cải thiện chất lượng giao thông đường bộ, nhanh chóng hoàn thiện các dự án lớn bao gồm đường sắt, đường cao tốc, đô thị thông minh, du lịch…
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào, sáu tháng đầu năm, Lào ghi nhận tổng cộng 1.266 dự án đầu tư của khu vực tư nhân, tổng số vốn đăng ký là 3.6 tỷ USD. Tuy nhiên, con số thực tế được chuyển qua các ngân hàng thương mại chỉ đạt 1.09 tỷ USD, tương đương 40% chỉ tiêu đặt ra cho cả năm 2019.
Theo Viện nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Lào, tăng trưởng đầu tư của khu vực tư nhân chậm lại là kết quả từ việc thắt chặt ngân sách và ưu tiên thanh toán nợ công của Chính phủ. Đồng thời, tăng trưởng tín dụng thấp rõ rệt sau 6 tháng đầu năm, chỉ còn 3.13% do hoài nghi về khả năng kinh doanh hiệu quả của các nhà đầu tư.
Trong khoảng 4-5 năm trước, Lào luôn ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng đến 20% và loanh quanh mức 15%, tuy nhiên trong hiện tại khả năng tăng trưởng của lĩnh vực này đã xuống rất thấp, dưới 10%. Một phần nguyên nhân là do các ngân hàng thương mại đã không còn thông thoáng trong các khoản vay do lo ngại rủi ro nợ xấu và các chính sách cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ chưa đạt được hiệu quả rõ rệt, thậm chí nước này còn bị WB đánh tụt hạng EDB xuống hơn 10 bậc so với năm 2018. Nhiều doanh nghiệp đã từ bỏ ý định đầu tư vào Lào khi gặp rắc rối với các thủ tục hành chính rườm rà, tốn thời gian và chi phí.
https://tapchilaoviet.com/tin-bai-noi-bat/cac-dieu-chinh-quy-dinh-cua-lao-de-tao-thuan-loi-cho-moi-truong-dau-tu-11029.html
Tổng hợp