Mục tiêu phát triển lĩnh vực nông nghiệp do Bộ Nông Lâm Lào đề ra là thông qua nông nghiệp sạch, an toàn và bền vững để đảm bảo an ninh lương thực quôc gia, dựa vào công nghiệp hóa và hiện đại hóa để xây dựng hệ thống sản xuất nông nghiệp có nhiều đóng góp cho nền kinh tế quốc dân.
Đồng thời, những năm lại đây các nước láng giềng Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan đã tăng cường khuyến khích doanh nghiệp nước mình đầu tư ra nước ngoài, mong muốn chuyển đổi phát triển kinh tế nông nghiệp trong nước hợp tác với bên ngoài, đây là những cơ hội chưa từng có trước đây để phát triển nông nghiệp của Lào. Các chuyên gia cho rằng, hợp tác nông nghiệp của Lào trong tương lai có thể tập trung vào bốn lĩnh vực, cụ thể:
Hợp tác trồng trọt cơ giới hóa canh tác lương thực.
Tài nguyên đất đai của Lào dồi dào, diện tích có thể canh tác là hơn 7 triệu ha, phần lớn đất nông nghiệp vẫn chưa được khai thác. Ngoài ra, Lào có nhiều chính sách ưu đãi về đất đai và thuế để thu hút đầu tư nước ngoài, lương thực do doanh nghiệp sản xuất có thể xuất khẩu và được miễn thuế xuất khẩu, giúp giảm rất nhiều chi phí sản xuất, kinh doanh lương thực, nâng cao hiệu quả kinh tế ngành trồng cây lương thực. Doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn nhiều hình thức đầu tư liên kết giữa doanh nghiệp – nhà nước – người dân – các cơ sở nghiên cứu.
Tiềm năng hợp tác dự án sản phẩm nông nghiệp hữu cơ xanh là rất lớn. Mức độ khai thác tài nguyên nông nghiệp của Lào còn thấp, môi trường sinh thái nguyên sinh được giữ gìn tốt, nông dân Lào phần lớn áp dụng các phương thức canh tác truyền thống, gần như không có thói quen sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, sản phẩm nông nghiệp ít bị ô nhiễm, trồng cây nông nghiệp thường theo phương thức mỗi năm một vụ, do đó có rất nhiều không gian cho hợp tác nông nghiệp hữu cơ xanh.
Triển vọng các dự án gia công gỗ là rất lớn. Diện tích che phủ rừng của Lào là 1,18 triệu ha, khối lượng gỗ dự trữ lên đến 1,6 tỷ m3, bình quân dự trữ gỗ trên đầu người đứng đầu thế giới. Chủng loại gỗ rừng của Lào đạt hơn 10.000 loại, sản lượng gỗ đạt 949,4 triệu m3. Hiện chính quyền Lào đã ban hành quy định hạn chế xuất khẩu gỗ nguyên liệu, tuy nhiên do nhu cầu phát triển kinh tế, vẫn cho phép xuất khẩu ngoại lệ một số mặt hàng gỗ quý đã qua chế tác, đồng thời xem xét ưu tiên cho các doanh nghiệp chế tác gỗ có quy mô lớn, kỹ thuật hiện đại. Tài nguyên rừng của Lào phân bố đồng đều cả ba miền, tuy nhiên sản lượng gỗ cao nhất vẫn là Trung Lào, ngoài ra vận tải gỗ qua đường thủy, đường bộ tương đối thuận tiện, có lợi cho xuất khẩu.
Hợp tác sản xuất năng lượng biogas tái sinh. Điều kiện khí hậu nóng ẩm của Lào rất có lợi cho phát triển năng lượng biogas. Hiện tại các khu vực nông dân sinh sống tương đối tập trung như ở các tỉnh có mật độ dân số tương đối lớn của Lào như Champasack, Savannakhet, Viêng Chăn rất phù hợp với việc phát triển sản xuất năng lượng biogas tái sinh.
Tổng hợp