Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực chủ chốt của kinh tế, chiếm gần một nửa GDP của Lào, 90% dân số Lào làm trong lĩnh vực nông nghiệp.
Những năm lại đây sự phát triển nông nghiệp của Lào đang chứng kiến những sự đổi thay mạnh mẽ. Nếu như vài năm trước đây các loại rau được bày bán trong chợ ngay cả tại các đô thị lớn của Lào đều rất sơ sài, nguồn cung thịt không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Thì đến nay, các loại rau củ quả mới liên tục được đưa thị trường, nhiều vùng canh tác nông nghiệp, các trang trại chăn nuôi, hệ thống thủy lợi, trung tâm thử nghiệm cây trồng nông nghiệp được hình thành mới tại Lào. Sản phẩm nông nghiệp của Lào không chỉ đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước mà còn phục vụ cho việc xuất khẩu. Không chỉ chính phủ Lào tích cực phát triển, tăng cường đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, mà các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã nhìn thấy những tiềm năng tiềm tàng trong phát triển nông nghiệp của Lào.
Lào tự thân vốn có nhiều ưu thế phù hợp cho phát triển nông nghiệp, nông nghiệp đã trở thành một trong những lĩnh vực hấp dẫn thu hút đầu tư nươc ngoài. Các ưu thế này bao gồm:
Điều kiện tự nhiên lý tưởng cho nông nghiệp, lượng mưa, ánh sáng mặt trời của Lào rất dồi dào. Ngoài ra, thổ nhưỡng đất đai ở khu vực trung và bắc Lào là vô cùng phì nhiêu, thích hợp canh tác nông nghiệp, đông và nam Lào địa hình chủ yếu là đất đồi núi, phù hợp cho trồng rừng và phát triển chăn nuôi gia súc.
Tài nguyên nông nghiệp phong phú, Lào có tài nguyên đất đai, sinh vật đa dạng, mức độ tỷ lệ khai thác nông nghiệp còn thấp, tiềm năng phát triển nông nghiệp còn rất lớn. Ngoài ra, trình độ phát triển kinh tế của Lào còn tương đối lạc hậu, do đó môi trường sinh thái vẫn chưa bị phá vỡ, ô nhiễm nông nghiệp thấp, do đó Lào có rất nhiều lợi thế tiềm năng để phát triển nông nghiệp sinh thái, thúc đẩy mở rộng công nghệ sinh học không sử dụng hóa chất, khai phá thị trường nông nghiệp sạch.
Vị trị địa lý đắc lợi, thuộc bán đảo Đông Dương là trung tâm của khu vực tiểu vùng sông Mê Công, là một nước thuần lục địa tiếp giáp với 5 nước. Những năm lại đây, Lào đề ra chủ chương chuyển từ “nước không có biển” thành “nước liên kết lục địa”, tham gia sáng kiến “vành đai, con đường” của Trung Quốc, xây dựng đường sắt Lào – Trung. Đồng thời tích cực cùng các nước ASEAN thúc đẩy kế hoạch kết nối hạ tầng giao thông, viễn thông, thúc đẩy hình thành hành lang kinh tế khu vực tiểu vùng Mê Công. Cùng với quá trình thúc đẩy các chương trình trên, Lào có hy vọng cầu nối liên kết các thể chế kinh tế, trở thành trong tâm quá cảnh thương mại sản phẩm nông nghiệp trong khu vực tiểu vùng Mê Công.
Môi trường xã hội lành mạnh, tình hình chính trị ổn định, xã hội có trật tự, Lào có phong tục tập quán tương đồng với người dân ở nhiều địa phương dọc biên giới Việt Nam, quan hệ song phương Lào – Việt hữu nghị lâu đời, thể chế nhà nước quy định pháp luật ít khác biệt, thuận tiện cho trao đổi đầu tư. Từ năm 2008 đến nay, tăng trưởng kinh tế hàng năm của Lào trung bình ở mức 8%, là một trong những nước tăng trưởng kinh tế nhanh nhất Châu Á, là một trong những thị trường mới nổi nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư.
Chi phí tô nhượng đất đai, thuê nhân công tương đối thấp, đất cho các dự án nông nghiệp tại Lào có thể được thuê thông qua việc ký hợp đồng tô nhượng với giá tương đổi thấp. Đồng thời, giá nhân công tại Lào cũng ở mức những nước thấp nhất Châu Á.