Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có thể nói là vẫn còn khá là mới mẻ, do vậy rất cần thiết những nghiên cứu mang tính hệ thống. Với thị trường ở Lào, một trong những thị trường đầu tư trọng điểm của các nhà đầu tư Việt Nam, hoạt động đầu tư tại đây đã và đang có những sự tăng trưởng rõ rệt trong thời gian qua. Bài viết đã sử dụng mô hình phát triển của một mô hình đầu tư để đánh giá tác động của một số vĩ mô nhất định đối với các quỹ đầu tư OFDI vào các dự án của Việt Nam tại thị trường Lào và đã cập nhật được xu hướng cùng những thay đổi về dòng vốn đầu tư trực tiếp từ Việt Nam vào Lào. Sự gia nhập của OFDI vào Lào đã có dấu hiệu trì hoãn trong hai năm qua, đặc biệt là số lượng dự án bị loại bỏ và việc đình chỉ hoạt động đã tăng lên rất nhiều dẫn đến số lượng dự án mới được phê duyệt đã giảm đáng kể.
1. Giới thiệu
Trong xu hướng toàn cầu hóa, hiện đại hóa như ngày nay, đầu tư quốc tế giữ vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế của các quốc gia cũng như nền kinh tế toàn cầu. Trong tâm thế hội nhập như bây giờ, “sân chơi” đầu tư trên thế giới đã được san bằng, cả các nước phát triển và các nước đang phát triển đều có cơ hội thực hiện các bước tiến mạnh mẽ để thúc đẩy việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Thông qua đó có thể mở rộng thị trường, nâng cao được hiệu quả việc sử dụng vốn, vượt qua những rào cản trong thương mại và đóng góp cơ cấu lại nền kinh tế của quốc gia. Thực trạng này khiến khá nhiều các nhà đầu tư Việt Nam gặp khó khăn khi đầu tư vào xứ người, gây giảm hiệu quả sử dụng vốn và bỏ qua các cơ hội đầu tư có hiệu quả khác.
Ngoài ra, một số dự án đầu tư trực tiếp của Việt Nam tại Lào, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng và chế biến phải dừng hoạt động trước thời hạn. Đây là một trong những vấn đề cần có sự quan tâm nghiên cứu của các cơ quan và các nhà nghiên cứu. Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có thể nói là vẫn còn khá là mới mẻ, do vậy rất cần thiết những nghiên cứu mang tính hệ thống. Với thị trường ở Lào, một trong những thị trường đầu tư trọng điểm của các nhà đầu tư Việt Nam, hoạt động đầu tư tại đây đã và đang có những sự tăng trưởng rõ rệt trong thời gian qua, tuy nhiên vẫn chưa bền vững và chưa xứng đáng với tiềm năng cũng như mối quan hệ chính trị, kinh tế đặc biệt giữa hai quốc gia Việt Nam và Lào.
2. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản là thống kê mô tả, so sánh và điều tra khảo sát ở quy mô nhỏ, nhằm tổng hợp số liệu có liên quan để đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam vào Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Số liệu được sử dụng chủ yếu là số liệu thứ cấp được thu thập từ các Cục Đầu tư nước ngoài và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào, năm 2019.
3. Kết quả nghiên cứu
Thực trạng đầu tư trực tiếp vào thị trường Lào của các doanh nghiệp Việt Nam
(i) Đầu tư trực tiếp vào thị trường Lào phân theo ngành
Qua Bảng 1, Hình 1 ta có thể thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư trực tiếp vào Lào trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về tổng vốn đầu tư đăng ký và số dự án. (Xem Bảng, Hình)
Bảng 1. Đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Lào phân theo ngành
Đơn vị tính: USD
Ngành | Lĩnh vực đầu tư | Số dự án | Vốn đầu tư đăng ký của Việt Nam | |
Công nghiệp | Khai khoáng | 45 | 324,670,575 | |
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí | 5 | 1,266,964,850 | ||
Công nghiệp chế biến, chế tạo | 55 | 101,054,147 | ||
Xây dựng | 8 | 58,013,772 | ||
Tổng công nghiệp | 113 | 1,750,707,344 | ||
Nông nghiệp | Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản | 46 | 691,708,424 | |
Dịch vụ | Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy | 17 | 26,277,943 | |
Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải | 3 | 9,371,204 | ||
Dịch vụ khác | 2 | 668,000 | ||
Dịch vụ lưu trú và ăn uống | 4 | 48,210,28 | ||
Giáo dục và đào tạo | 2 | 1,346,700 | ||
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ | 4 | 2,990,000 | ||
Hoạt động hành chính | 1 | 300,000 | ||
Hoạt động kinh doanh BĐS Hoạt động TCNH và bảo hiểm | 5 10 | 108, 73,430 192, 00,000 | ||
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí | 2 | 1,004,500,000 | ||
Thông tin và truyền thông | 4 | 86,464,998 | ||
Vận tải kho bãi | 3 | 1,071,050 | ||
Hoạt động Y tế, trợ giúp xã hội | 2 | 30,000 | ||
Tổng dịch vụ: | 5 | 1,484,003,614 | ||
TỔNG | 218 | 3,926,418,382 |
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2019.
Tính đến cuối tháng 12 năm 2018, công nghiệp là lĩnh vực các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào chiếm tỷ trọng lớn nhất. Lĩnh vực công nghiệp chiếm tới 44.5% vốn đầu tư và 51.8% về số dự án OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam. Các dự án lớn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực xây dựng nhà máy thủy điện và công nghiệp khai khoáng. Cụ thể, trong lĩnh vực xây dựng nhà máy thủy điện, hiện Việt Nam đang triển khai 5 dự án thủy điện tại Lào với tổng số vốn lên tới con số 1267 triệu USD, chiếm 72.4% tổng lượng vốn đăng ký trong lĩnh vực công nghiệp và 32.3% tổng lượng vốn OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam vào Lào. Những con số này đã chứng tỏ lĩnh vực xây dựng nhà máy thủy điện có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược đầu tư vào Lào của các doanh nghiệp Việt Nam.
– Về lĩnh vực nông nghiệp:
Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam. Chính vì vậy, hoạt động OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam vào lĩnh vực nông nghiệp Lào đã ngày càng mở rộng về quy mô vốn và số dự án qua các năm. Tính lũy kế đến cuối tháng 12/2018, tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đạt 691,708 triệu USD, với 46 dự án. Quy mô vốn trung bình mỗi dự án đạt khoảng 15.1 triệu USD/dự án. Lượng vốn đầu tư vào nông nghiệp Lào của các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tập trung vào lĩnh vực nông – lâm nghiệp, chưa có dự án nào đầu tư vào lĩnh vực ngư nghiệp. Đây cũng là thực trạng chung của dòng vốn OFDI của Việt Nam. Sự tăng trưởng nhanh chóng trong nông – lâm nghiệp là do các doanh nghiệp Việt Nam đã đẩy mạnh các dự án trồng, chế biến và khai thác cao su, cà phê, cây công nghiệp, chủ yếu là sang Nam Lào và Trung Lào.
– Về lĩnh vực dịch vụ:
Đây là lĩnh vực có sự tăng trưởng đột biến trong thời gian qua. Mặc dù thị trường Lào tương đối nhỏ bé, chỉ với khoảng hơn 6.56 triệu dân, quy mô chỉ bằng một thành phố của Việt Nam. Tuy nhiên, lĩnh vực dịch vụ ở Lào vẫn còn nhiều “khoảng trống thị trường” là cơ hội để các nhà đầu tư Việt Nam có thể bỏ vốn. Tính lũy kế đến cuối năm 2018, Việt Nam đã có 5 dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ ở Lào, với tổng vốn đầu tư là 1484 triệu USD. Quy mô vốn trung bình đạt 25.15 triệu USD/dự án. Như vậy, quy mô vốn trung bình của các dự án trong lĩnh vực dịch vụ cao hơn quy mô vốn trung bình chung của các dự án OFDI của Việt Nam vào Lào (ở mức là 18,01 triệu USD/dự án). Ngoài dự án “bom tấn” của Công ty Long Thành, các dự án khác trong lĩnh vực dịch vụ nhìn chung đều có quy mô vốn nhỏ, với mức trung bình chỉ đạt 8,34 triệu USD/dự án. Trong đó, đáng chú ý là các dự án đầu tư vào lĩnh vực tài chính ngân hàng.
(ii) Đầu tư trực tiếp vào Lào phân theo hình thức đầu tư
Tính đến cuối tháng 12/2018, các doanh nghiệp Việt Nam đã có 218 dự án đầu tư trực tiếp vào thị trường Lào. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là các dự án 100% vốn Việt Nam với 163 dự án, chiếm tỷ trọng 74.8%. Số dự án đầu tư dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh có 55 dự án, chiếm tỷ trọng 25.2%. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư vào Lào chủ yếu lựa chọn hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Đây cũng là điều dễ hiểu, vì Lào là quốc gia chậm phát triển, rất thiếu vốn để phát triển kinh tế, chính vì thế nên các dự án dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh vẫn còn rất ít. (Bảng 2)
Bảng 2. Đầu tư của Việt Nam tại Lào phân theo hình thức đầu tư
Loại hình đầu tư | Số lượng doanh nghiệp | Tỷ trọng (%) |
DN liên doanh | 55 | 25.2% |
DN 100% vốn nước ngoài | 163 | 74,8% |
Tổng cộng | 218 | 100% |
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
4. Kết luận
Bức tranh tổng thể của nền kinh tế tại quốc gia Lào đang phát triển nhanh chóng, nhưng vẫn bị tụt lại phía sau, mức độ tăng trưởng kinh tế không cao lắm. Các đối tác chính cho thương mại và đầu tư là Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ. Đặc biệt, theo tác giả, lý do chính do nhiều công ty Việt Nam chưa thực sự nghiêm túc trong nghiên cứu thị trường, chưa có chiến lược rõ ràng và đúng đắn, nhưng vẫn đầu tư và bỏ qua rủi ro. Đây là những vấn đề cần được giải quyết nhanh chóng để duy trì bền vững và tăng sự phát triển tài sản của OFDI tại Việt Nam và tại Lào trong tương lai gần.
Theo ThS. Soulinthone Itsaliyaphone – Tạp chí Công Thương