Công nghệ 5G của Lao Telecom vừa được ra mắt
Ngày 12/10, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội đồng Khoa và Công nghệ nhà nước Lào Boviengkham Vongdara tham dự, phát biểu tại lễ kỷ niệm ngày Khoa học Quốc gia (12/10/2013-12/10/2020).
Ngày 12/10 chính thức được chọn là Ngày Khoa học Quốc gia Lào và ngày thành lập Hội đồng Khoa và Công nghệ nhà nước trong khuôn khổ kỳ họp thứ 5 Quốc hội Lào khóa 7, năm 2013.
Theo Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ, trong những trở lại đây, Đảng và Nhà nước Lào đã chú trọng phát triển và nâng cao công tác khoa học và công nghệ trong nước thông qua các chủ trương chính sách được lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ, trong đó ưu tiên tập trung phát triển nguồn nhân lực và phát triển kết cấu hạ tầng cho việc nghiên cứu – phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới để phát triển.
Đáng chú ý nhất là sự ra đời của Bộ Khoa học và Công nghệ vào tháng 9/2011 đã trở thành một bước tiến nhảy vọt cho việc hình thành các nhân tố chủ chốt cho sự phát triển của khoa học, công nghệ và sự đổi mới sáng tạo tại Lào.
Đến nay, Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) đã nghiên cứu và sửa đổi 8 bộ luật và một số văn bản dưới luật, đã tổ chức thành công Hội nghị các nhà khoa học tự nhiên toàn quốc lần thứ I, được xem là dấu mốc đặt nền móng cho ngành KHCN của Lào, đồng thời đã tổ chức thành công hai Hội nghị chuyên đề khoa học và công nghệ, xây dựng Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2030 để đón đầu cách mạng Công nghiệp 4.0.
Lào cũng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ ngành KHCN, bao gồm việc xây dựng các phòng thí nghiệm hiện đại để phục vụ việc nghiên cứu về lĩnh vực sinh học, công nghệ sinh học, năng lượng tái tạo, địa chất và vật liệu mới, hoàn thành việc xây dựng Trung tâm dữ liệu dung lượng lớn 400 TB, đây là một trong những trung tâm dữ liệu hiện đại và tiết kiệm năng lượng nhất cả nước cũng như khu vực Đông nam á, tạo ra cơ sở nghiên cứu, ứng dụng hệ thống dữ liệu lớn (Big data) và công nghệ số ở Lào.
Bên cạnh đó, Lào cũng đã thành lập Viện Quản lý Khoa học và Công nghệ, là nơi nâng cấp, đào tạo cán bộ về lĩnh vực khoa học và công nghệ trong nước gắn liền với việc nghiên cứu – phát triển, chuyển giao và thích ứng khoa học và công nghệ, thúc đẩy các sáng kiến, tạo ra nhân lực có tay nghề kĩ thuật chuyên nghiệp để có thể quản lý và nghiên cứu-phát triển khoa học công nghệ trong thời kì mới, thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ– đây là nơi quản lý, tư vấn và xúc tiến nghiên cứu theo chủ trương chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển khoa học, công nghệ và sự đổi mới sáng tạo.
Liên quan đến dịch vụ khoa học và công nghệ, bao gồm lĩnh vực sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn và đo lường, chuyển giao công nghệ, công tác quản lý an toàn hạt nhân – phóng xạ cũng được chính phủ Lào chú trọng, từng bước cải thiện, nâng cấp.
Hiện chính Lào đang cung cấp dịch vụ tư vấn về Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, khai báo thông tin bản quyền, tác quyền, giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ, cấp bằng độc quyền sáng chế, đăng ký nhãn hiệu, đăng ký xuất xứ và đăng kí quốc tế với hơn 33.790 đề xuất chỉ trong vòng 3 năm.
Lào cũng đã thiết lập được 17 trạm kiểm tra chất lượng nhiên liệu xăng dầu tại các cửa khẩu quốc tế, lập các trạm kiểm tra lưu động và giám sát việc kiểm soát khối lượng nhập khẩu và chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, Lào cũng có hạ tầng cơ sở phục vụ việc kiểm định chất lượng công tơ điện, hàng hóa bao bì, xe chở nhiên liệu, khuôn mẫu trọng lượng và nhiệt độ theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 17025.
Đến nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt tổng cộng 442 tiêu chuẩn quốc gia, cấp phép triển khai dịch vụ của Trung tâm Dữ liệu (DATA CENTER) cho 71 đơn vị, bao gồm 63 đơn vị thuộc khu vực cơ quan Nhà nước và 8 đơn vị thuộc khu vực tư nhân. Cung cấp dịch vụ chuyển giao công nghệ và kiểm tra giám sát việc xuất nhập nhiên liệu phóng xạ. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về khoa học và công nghệ bằng nhiều hình thức như tổ chức hội thảo, triển lãm và các hoạt động nhân kỷ niệm các ngày kỷ niệm quan trọng của đất nước, nâng cấp trang thông tin điện tử Bộ Khoa học và Công nghệ, mở cửa dịch vụ Thư viện khoa học và công nghệ, báo khoa học và phát triển, tạp chí thương hiệu; tổ chức các hội thảo, tọa đàm về khoa học, công nghệ và đổi mới.
Liên quan đến lĩnh vực hợp tác, liên kết về lĩnh vực khoa học và công nghệ, trong vài năm qua, Lào liên tục hợp tác song phương giữa Bộ Khoa học và Công nghệ với các nước như Việt Nam, Trung quốc, Thái lan, Campuchia, Hàn Quốc, Malaysia v.v. Ngoài ra, Lào cũng tham gia vào các khuôn khổ đa phương như ASEAN, hợp tác với các tổ chức nghiên cứu – phát triển Khoa học Châu Á, UNESCO, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới để tranh thủ tài trợ về vốn và hỗ trợ kỹ thuật vào lĩnh vực khoa học và công nghệ và đổi mới nhằm tăng khả năng hội nhập quốc tế.
Về tổng quan, Lào đang nỗ lực cải thiện vấn đề kinh niên về chất lượng lao động và thiếu vốn bằng cách thúc đẩy năng suất thông qua tiếp nhận các tiến bộ khoa học và kỹ thuật từ bên ngoài, tập trung vào các lĩnh vực điện tử, cơ khí, drone, big data, thiết bị nông nghiệp, y tế, sản xuất thông minh.
Tầm nhìn phát triển của Lào là đưa lĩnh vực KHCN trở thành động lực và công cụ chính, mang tính hiệu quả thiết thực trong việc vận hành và điều hướng nền kinh tế. Đồng thời, đảm bảo lĩnh vực KHCN có nhịp độ phát triển ổn định giúp Lào đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, giáo dục để trong ngắn hạn đưa nước này rời khỏi nhóm các quốc gia chậm phát triển. Từ đó dần chuyển đổi từ nền kinh tế lệ thuộc vào tài nguyên tự nhiên sang nền kinh tế dựa trên chất xám.
Theo Bộ Bưu chính và Viễn thông, ICT đang lan tỏa nhanh trong xã hội Lào với những xu hướng về sử dụng công nghệ điện toán, dữ liệu, trí tuệ nhân tạo và hạ tầng không dây 5G. Theo số liệu thống kê, Lào đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng rất nhanh từ 5% trong năm 2010 lên 48% trong năm 2018 về lượng người dùng Internet và thiết bị di động với mức tăng trưởng của ngành CNTT bình quân 7%/năm.
Tổng hợp