Báo cáo Dự báo Phát triển Châu Á mới nhất của ADB công bố ngày 11/4/2024, GDP của Lào sẽ tăng trưởng ở mức 4% trong năm 2024 và 2025, với nhu cầu bên ngoài liên quan đến dịch vụ hỗ trợ tăng trưởng với mức tăng dự kiến là 4,2 triệu lượt khách du lịch đến Lào vào năm 2024 do hạ tầng kết nối được cải thiện; Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực năng lượng tái tạo sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng của các ngành công nghiệp vừa như phát triển Dự án Năng lượng gió, dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Tuy nhiên, kinh tế vĩ mô sẽ tiếp tục gây áp lực lên xu hướng tăng trưởng của Lào.
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo nền kinh tế Lào sẽ tăng trưởng ở mức 4% trong năm 2023 và năm tới, theo đó kinh tế sẽ được thúc đẩy bởi nhu cầu bên ngoài liên quan đến du lịch và thương mại. Tuy nhiên, vấn đề nợ và tỷ lệ lạm phát ở mức cao sẽ tạo ra áp lực lớn lên xu hướng tăng trưởng kinh tế của Lào.
Bà Sonomi Thanaka, Chánh Văn phòng Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Lào cho biết: “Năm 2023, nền kinh tế Lào vẫn sẽ phục hồi ở mức độ vừa phải nhờ sự thúc đẩy từ lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là du lịch và thương mại”. Bà cũng cho biết: “Tuy nhiên, áp lực từ nợ không ổn định và lạm phát tăng cao có thể khiến quá trình phục hồi của nền kinh tế chung của cả nước chậm lại”. Áp lực lạm phát trong nước dự kiến do các doanh nghiệp tăng giá để trang trải chi phí vốn tăng do đồng Kip mất giá và chi phí lao động tăng. Giá tiêu dùng dự kiến sẽ tăng trung bình 20% vào năm 2024 trước khi giảm xuống mức vừa phải 7% vào năm 2025. Trong năm 2022, giá tiêu dùng tăng ở mức 23% và lên thành 31,2% vào năm 2023; giá thực phẩm, khách sạn, nhà hàng tăng nhanh hơn lương lao động, dẫn đến sức mua của hộ gia đình giảm xuống.
Sự suy giảm sức mua của hộ gia đình đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với xu hướng kinh tế của Lào, khiến số lượng học sinh bỏ học nhiều hơn, việc di dời lao động diễn ra thường xuyên hơn do ngày càng có nhiều người di cư để tìm việc làm.
Vấn đề nợ công cao, đồng Kip mất giá và tỷ lệ lạm phát cao hơn đều là những yếu tố tạo ra những thách thức liên tục về lương thực và dinh dưỡng. Tỷ lệ lạm phát cao là mối lo ngại đặc biệt, trung bình 39,5% vào năm 2023; 1/7 dân số cả nước gặp phải tình trạng mất an ninh lương thực vào năm 2023, trong đó dân số ở nông thôn có khả năng bị mất an ninh lương thực cao gấp đôi so với dân số ở thành thị; tình trạng mất an ninh lương thực và dinh dưỡng gây ra chi phí cao, bao gồm cả tình trạng suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến việc học tập và kỹ năng của trẻ em trong suốt cuộc đời.
Chính phủ đã thực hiện các biện pháp xóa đói giảm nghèo hộ gia đình bằng cách hợp tác với các đối tác phát triển để tăng cường trợ giúp xã hội, cải thiện dịch vụ y tế cũng như đầu tư vào nước sạch và vệ sinh. Đối với định hướng tương lai, việc xây dựng cơ chế tài chính bền vững lâu dài sẽ rất quan trọng để giải quyết vấn đề an ninh lương thực về nhiều mặt trong bối cảnh kinh tế vĩ mô bất ổn. Đây là vấn đề cải cách nhằm vượt qua các thách thức kinh tế và tài chính, đồng thời tăng cường hỗ trợ cho các xã hội nhạy cảm về dinh dưỡng và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tổng hợp