Năm 2024, Chính phủ Lào đề ra mục tiêu thu hút đầu tư tư nhân trong và ngoài nước đạt 32.435 tỷ Kíp, đồng thời đẩy mạnh thúc đẩy, giám sát và kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong thỏa thuận và các loại nghĩa vụ thuế liên quan. Được biết tại Hội nghị công tác kế hoạch – đầu tư năm 2024, Chính phủ Lào xác định:
Giao cá ban, ngành, cơ quan và địa phương liên quan tiếp tục cải thiện quy trình, cơ chế cấp phép kinh doanh và đầu tư thuận lợi và nhanh chóng hơn theo Chỉ thị số 02/TTg và 03/TTg của Thủ tướng; quan tâm phổ biến hướng dẫn tổ chức thực hiện cơ chế phê duyệt dự án đầu tư tư nhân (cơ chế mới) thống nhất trên phạm vi cả nước, đồng thời nhanh chóng hoàn thiện việc sửa đổi Luật xúc tiến đầu tư (sửa đổi).
Quan tâm giám sát, thúc đẩy các dự án đã được phê duyệt có thể tiến hành hoạt động theo hợp đồng đã ký kết và hoàn thành theo kế hoạch đề ra; đồng thời đề nghị đánh giá lại việc tổ chức thực hiện Chương trình Quốc gia tháo gỡ khó khăn về kinh tế – tài chính theo 5 nhiệm vụ trọng tâm đã quy định, trong đó cần đi sâu đánh giá các dự án đầu tư khoáng ản đã được cấp phép vừa qua để xác định được lợi ích, vướng mắc của các dự án, trong đó có vấn đề diện tích, vấn đề pháp lý, môi trường… để có thông tin báo cáo cấp trên xem xét.
Khẩn trương thúc đẩy phát triển các khu kinh tế chuyên biệt đã được Chính phủ phê duyêt trên cả nước để các khu kinh tế chuyên biệt trở thành trung tâm phát triển kinh tế của từng địa phương, đồng thời tiếp tục quan tâm tăng cường quản lý các khu vực trên theo hợp đồng và quy chế liên quan quy định.
Khẩn trương thúc đẩy, giám sát và kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong thỏa thuận đã ký kết, việc thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ khác, đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin cho các bộ phận liên quan nắm.
Đối với công tác quản lý khoản vốn viện trợ (ODA) 15.449 tỷ Kíp, đề nghị các ban, ngành, cơ quan và địa phương quan tâm thúc đẩy và tạo các mặt thuận lợi cho đối tác phát triển và các nước bạn bè trong việc thực hiện theo thỏa thuận đã ký kết đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra; đồng thời, chủ động thúc đẩy, giám sát việc tổ chức thực hiện nghĩa vụ mà Chính phủ và đối tác phát triển đã cam kết trong thỏa thuận. Nâng cao năng lực của các ban, ngành và địa phương trong việc sử dụng vốn ODA. Việc tổ chức thực hiện các nguồn vốn ODA cần phù hợp với Nghị định số 357/CP của Chính phủ về công tác quản lý và sử dụng viện trợ để phát triển, cũng như các văn bản pháp lý liên quan.
Tổng hợp