Việc đào giếng, khoan mạch lấy nước ngầm với mục đích sử dụng trong sinh hoạt hoặc sản xuất như: đào giếng, khoan nước ngầm, dẫn nguồn nước tự nhiên sẽ không được tự ý thực hiện như trước là nội dung của quyết định về quản lý nước ngầm mới được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành hôm 21/3/2019.
Quyết định mới được ban hành được xem như là một cơ chế dưới luật đảm bảo đảm bảo kiểm soát được việc sử dụng nguồn nước ngầm tại Lào tiết kiệm, hiệu quả, giữ gìn cân bằng giữa trữ lượng và chất lượng tài nguyên nước ngầm. Hỗ trợ chính sách bảo vệ môi trường và phát triển xanh.
Quyết định bao gồm 9 khoản và 37 điều, trong đó, điều 10 đã chỉ rõ về việc sử dụng nước ngầm quy mô nhỏ phục vụ sinh hoạt, trồng trọt – chăn nuôi và nghề thủ công của nhân dân, nước ngầm sử dụng tại các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, địa điểm du lịch, bao gồm cả nơi công cộng có khối lượng ít hơn 20 m3 / ngày sẽ không cần thiết phải xin phép nhưng phải thông báo cho Chính quyền bản và Phòng tài nguyên môi trường huyện.
Điều 11 đã quy định rõ về việc sử dụng nước ngầm với số lượng trung bình và lớn của các tổ chức, cá nhân hoặc doanh nghiệp từ 20 – 50 m3/ngày cần phải xin phép tại Phòng Tài nguyên Môi trường huyện, đối với lượng nước sử dụng từ 50 m3/ngày trở lên phải xin phép Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh.
Ngoài ra trong điều 13 cũng đã quy định rõ: sau khi được cấp phép sử dụng nước ngầm ở mức từ trung bình trở lên cần trải qua quá trình phân tích chất lượng, đảm bảo đạt chuẩn Môi trường quốc gia.
Điều 16 chỉ rõ: cá nhân, tổ chức đang khai thác nguồn nước ngầm có ý định ngừng sử dụng cần phải thực hiện công đoạn bồi, lấp lại như lúc chưa khai thác, đồng thời đảm bảo không gây ảnh hưởng đến môi trường và xã hội, sau đó cần báo cáo ý định ngừng sử dụng nước ngầm với chính quyền địa phương.
Đối với chi phí sử dụng nước ngầm và các dịch vụ có sử dụng tài nguyên nước ngầm đã được quy định rõ trong Sắc lệnh của Chủ tịch nước về chi phí sử dụng tài nguyên thiên nhiên.