Ngày 01/11, ngày thứ 2 của phiên họp Quốc hội thứ 6 của Quốc hội khóa IX, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Xaysomphone Phomvihane, các Đại biểu Quốc hội tiếp tục tập trung đóng góp ý kiến vào bản báo cáo các công tác nổi bật giữa nhiệm kỳ 5 năm (2021-2025) và định hướng kế hoạch cuối nhiệm kỳ đến năm 2025, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giữa nhiệm kỳ, việc thực hiện kế hoạch 2023 và định hướng 2024, kế hoạch ngân sách và kế hoạch tài chính của Chính phủ.
Đại biểu Quốc hội Khu vực bầu cử số 13, ông Thongsan Vilaymeang nhấn mạnh vấn đề lạm phát, tỉ giá hối đoái vẫn chưa được khắc phục một cách triệt để, việc triển khai hiện pháp giải quyết chưa thật sự chặt chẽ khi vẫn tồn tại các bất cập liên quan đến tiền tệ, trong đó nhiều nhà cung cấp vẫn đang niêm yết giá hàng hoá bằng ngoại tệ. Đại biểu Quốc hội khuyến nghị Chính phủ nên tăng cường việc tuân thủ và thực thi pháp luật hơn nữa để đảm bảo các biện pháp được thực hiện hiệu quả.
Đại biểu Quốc hội Khu vực bầu cử số 8, tỉnh Hua Phan có ý kiến đề xuất Chính phủ tập trung giải quyết một cách cụ thể vấn đề lạm phát trong phạm vi có thể kiểm soát được, bên cạnh việc hạn chế biến động tỷ giá hối đoái và kiềm chế sự tăng giá hàng hoá tiêu dùng.
Để đạt được các mục tiêu quản lý tài chính, tiền tຳệ đã đề ra, Chính phủ Lào được khuyến nghị tăng cường phổ biến pháp luật, việc thực thi pháp luật chặt chẽ, tăng cường khả năng phối hợp liên ngành để cải thiện hiệu quả kiểm soát tỷ giá hối đoái, hạn chế hoạt động thu đổi ngoại tệ bất hợp pháp, giảm tình trạng giao dịch ngoại tệ còn phổ biến hiện nay.
Đại biểu Quốc hội Khu vực bầu cử số 15, tỉnh Champasak cho biết để giải quyết vấn đề lạm phát, giá cả hàng hóa và tỉ giá hối đoái, Chính phủ Lào có thể lưu ý các biện pháp như tăng cường quản lý ngoại tệ liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hóa, xử lý quyết liệt các doanh nghiệp không tuân thủ quy định về giao dịch thông qua hệ thống ngân hàng.
Để kiềm chế đà tăng giá hàng hoá, Chính phủ có thể xem xét quy định cơ cấu giá gạo, thịt, trứng …thật sự rõ ràng, chính xác, phù hợp với người tiêu dùng và nhà sản xuất. Đồng thời, cũng tránh nhập khẩu những hàng hóa trong nước có thể tự sản xuất được trong nội địa để kích cầu sản phẩm trong nước và khuyến khích tự sản xuất những sản phẩm thay thế nhập khẩu có chính sách hạ giá thành sản xuất và vấn đề tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp cũng cần có những chính sách phù hợp.
Tổng hợp