Ngoài việc thể hiện phong cách sống đậm bản sắc, tính cách cởi mở, thân thiện và tính cộng đồng cao. Văn hóa ăn uống của bạn Lào còn nhiều vấn đề cần phải suy nghĩ
Nền văn hóa đa dạng của Lào gây ấn tượng với mật độ lễ hội cộng đồng trải dài suốt các tháng trong năm. Ngoài các nghi lễ truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Tính cách phóng khoáng, “ khôn lao mặc muôn” ( người Lào thích vui ) thể hiện qua những buổi tiệc hết mình với chỉ những món ăn đơn giản bên cạnh những ly bia Lào đậm đà. Tiếng trò chuyện rôm rả chìm trong tiếng nhạc ồn ào đã làm nên bản sắc rất “ Lào”.
Không gian trên chắc chắn mang lại rất nhiều cảm xúc, cảm xúc đó nuôi dưỡng đời sống tinh thần của người dân Lào, là chất keo giúp gắn kết cộng đồng, tình bạn, mối quan hệ giữa người với người bằng những tiếng cười bất tận.
Tuy nhiên, bên cạnh nét văn hóa đặc trưng, một vài số liệu thống kê lại cho thấy những ảnh hưởng không mấy tích cực về cả văn hóa cũng như sức khỏe đối với người Lào.
Kết quả khảo sát xã hội trên phạm vi toàn quốc cho thấy những con số đáng suy ngẫm. Trong vòng một tháng bất kỳ, có 65.2% nam giới trong độ tuổi 15-49 có sử dụng rượu bia ít nhất 1 lần, con số đó đối với nữ giới là 31 %. Đặc biệt, xu hướng trẻ hóa tuổi sử dụng rượu bia của Lào đang có xu hướng tăng, ở độ tuổi dưới 15, có 11.6% nữ giới có sử dụng rượu bia ít nhất 1 lần trong tháng, đối với nam là 15.6%. Riêng ở thủ đô Viêng Chăn, có tới 1 nửa số phụ nữ cho biết họ đã uống bia ít nhất 1 lần trong 30 ngày trở lại đây.
Ngoài ra, hiện tượng cổ súy cho trẻ em sử dụng rượu bia tại Lào là khá phổ biển, một hành động khó có thể chấp nhận khi nó mang lại rủi ro lớn về sức khỏe. Đáng buồn khi đó lại được xem là thú tiêu khiển của người lớn, những đứa trẻ cầm chai bia uống ngon lành, mặt đỏ dần vì ảnh hưởng của chất cồn mang lại cảm giác phấn khích cho những người chứng kiến mà không nghĩ đến những hậu quả nó có thể mang lại
Qua thông tin tìm hiểu từ một số bản trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn mới đây, các đóng góp cộng đồng cấp bản hỗ trợ cho gia đình trên địa bàn chịu mất mát người thân cho thấy sự thay đổi về nguyên nhân chết của người Lào. Tại Lào có thể tạm phân chia lý do chết theo hai dạng cũ và mới. Theo đó, số người chết theo dang cũ, bao gồm chết tự nhiên, chết do nhiễm virus hoặc nhiễm khuẩn đường ăn uống hiện chỉ còn số ít. Số lượng chết theo dạng mới chiếm tỷ lệ cao do các bệnh ung thư, huyết áp, suy tim, tiểu đường, viêm thận, viêm gan… đặc biệt là ở độ tuổi dưới 50 đang có xu hướng tăng.
Theo công bố mới nhất của tổ chức Y tế thế giới, Lào là quốc gia có độ tuổi trung bình thấp nhất khu vực Đông Nam Á, trung bình mỗi người Lào chỉ có tuổi thọ khoảng 65.7 năm.
Nguyên nhân phần lớn được cho là do phong cách có phần dễ dãi. Không có một chế độ ăn uống khoa học, thiếu kiến thức về dinh dưỡng và khó kiểm soát nguồn thực phẩm sạch là trở ngại đối với sức khỏe người dân Lào. Ngoài ra, mật độ tụ họp ăn uống được tổ chức liên tục khi với các lễ hội quanh năm, bất kể có dịp là có thể tổ chức một bữa tiệc với đủ các quy mô. Văn hóa ăn uống đã ghim sâu vào đời sống mang tính cộng đồng rất cao của người dân Lào. Những món nhắm khá “khắc nghiệt” về hương vị thiên về chua, cay, chát và không chú trọng nhiều đến dinh dưỡng đặc biệt là những món gỏi sống kết hợp với bia rượu đem lại cảm giác thỏa mãn nhưng lại là mối hiểm họa cho sức khỏe.
Người Lào hay bảo vui với nhau rằng “ Lào tài nhọn kiệt, Việt tài nhọn pạ dắt” với hàm ý là người anh em phía bên tây Trường Sơn mỉa mai chúng ta sống tiết kiệm, không hào phóng và hết mình để có một cuộc đời “đáng sống”. Nhất là trong buổi tiệc, người uống hàng chục chai bia, hết két này đến két khác, có thể càn quét bàn nhậu, bất kể đàn ông hay đàn bà đều được coi là có bản lĩnh
Ngoài ra, bia rượu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn giao thông, gây bạo lực gia đình, mất an toàn trật tự xã hội
Vì vậy, để cân bằng giữa niềm vui và sức khỏe bản thân, đúng với phương châm “ ăn để sống, không phải sống để ăn”. Có lẽ người Lào nên điều chỉnh và tiết chế lại cảm xúc ngứa ngáy, nhột nhạt đứng ngồi không yên khi nghe thấy hai tiếng tiếng “Bia Lào”