Như vậy Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên không có một tuyên bố chung như kỳ vọng, ngay sau đó tổng thống Trump đã quay về nước đối mặt với buổi điều trần, còn về phía Chủ tịch Kim Jong Un đã thăm chính thức Việt Nam và về nước vào ngày 2/3/2019.
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên đã kết thúc sau 2 ngày với rất nhiều hoạt động, được cả thế giới dõi theo từng chi tiết. Dù không thống nhất đi đến được tuyên bố chung song 2 ngày qua, có thể nói 2 bên đã gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, và tiếp tục bước đi trên lộ trình tiến tới hòa bình dù khó khăn những cũng còn rất nhiều hy vọng.
Sự kiện hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên vừa là một sự kiện mà cả thế giới quan tâm, mà vừa là sự kiện quan trọng của Việt Nam vì Hà Nội đã làm trọn vẹn trách nhiệm của một chủ nhà chu đáo, mến khách và chân thành.
Bài viết này sẽ thể hiện một góc nhìn khác với nhận định mang tính chính trị của đại đa số nhà quan sát và báo chí về sự kiện, góc nhìn trực quan hơn và dễ hiểu hơn với đại đa số người đọc.
Sau sự kiện này có thể rất nhiều người không quan tâm hay không hiểu nhiều về vấn đề phi hạt nhân hóa của triều tiên và người viết cung không có ý định đi sâu vào khía cạnh đánh giá kết quả của Hội nghị Mỹ – Triều mà chỉ đi sâu vào câu hỏi Việt Nam được gì ?
Nhìn lại cách tổ chức của Singapo cho hội nghị Mỹ – Triều lần thứ nhất và cách tổ chức của Việt Nam cho hội nghị Mỹ – Triều lần thứ hai có thể thấy rõ Việt Nam ta không hề thua kém mà còn có thể nói là quá tốt trong khâu tổ chức. Một không khí hòa bình, ổn định và an ninh truyệt đối được đưa đến cho toàn bộ bạn bè trên thế giới và trả lời cho họ biết rằng vì sao Việt Nam được chọn chứ không phải là ứng viên khác. Có thể nói trong Đông Nam Á, hiện nay về tổng hòa an ninh, kinh tế và quốc phòng khó có nước nào so sánh với Việt Nam, nhìn nhận như vậy để thấy rằng con đường Việt Nam chọn là hoàn toàn đúng đắn. Vị thế của Việt Nam ta ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Nhìn nhận như vậy để thấy các vấn đề nhức nhối của xã hội còn vướng mắc, tồn tại và các cách triển khai khắc phục, cải thiện, các chính sách mạnh tay với tham ô tham nhũng của Chính phủ thực sự đưa con thuyền dân tộc tiến về phía trước.
Quay lại về thời gian trước, tác giả đã đọc nhiều bài báo nói về Lào và Campuchia như họ giàu hơn ta và phát triển hơn ta, đọc những bài mô tả chất lượng sản phẩm của Lào hay Campuchia vượt Việt Nam, hay các bài viết về văn hóa Lào, những quan điểm trên cơ sở thiếu hiểu biết, tư duy không cụ thể, chính xác dường như bắt nguồn từ sự bất mãn hay với nhiều ý đồ khác nhau.
Đặt ngược lại vấn đề đối với bà con Việt kiều nói chung và bà con người Việt Nam tại Lào nói riêng có lẽ sẽ có nhiều suy nghĩ phản biện. Tuy vậy, nhìn trong thể chung không thể không nhìn thấy sự vươn lên về kinh tế và vị thế của Việt Nam trong những năm qua. Đối chiếu so sánh với các nước bạn Lào hay Campuchia hoặc Thái Lan rõ ràng không khó để nhận ra Việt Nam đã có bước tiến so với họ như thế nào. Nếu đã đi ra nước ngoài sống lâu với thời gian nhất định chắc có lẽ nhiều người cùng nhận định với tác giả, khác hẳn so với số người có lẽ chưa bước chân ra khỏi Việt Nam một lần để mà so sánh đối chiếu.
Có lẽ ở mỗi bản thân con người Việt Nam luôn có lòng yêu nước nồng nàn và luôn mong muốn dân tộc đất nước ta phát triển, điều đó khiến chúng ta thiếu đi sự đánh giá khách quan sự so sánh đối chiếu về quá khứ để thấy là chúng ta đang dần tốt lên, mạnh lên và vị thế của Việt Nam ta rõ ràng ngày càng được nâng cao trong mắt bạn bè quốc tế mà việc được chon tổ chức và tổ chức thành công Hội nghị Mỹ – Triều 2 là một ví dụ điển hình.
Mạc Ca