Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên và môi trường, kết quả đo đạc ngày 12/4/2022 cho thấy tỉ lệ bụi mịn PM 2.5 trong không khí của nhiều khu vực tại thủ đô Vientiane vượt ngưỡng cho phép, tác động tiêu cực đến sức khỏe người dân. Cụ thể:
STT | Khu vực đo đạc | PM 2.5 | Chỉ số chất lượng không khí (AQI) | Đánh giá mức độ AQI |
g/m3/24h | ||||
Giá trị tiêu chuẩn | 50 | |||
1 | Bản Akad | 68.0 | 122 | Tác động nhẹ đến sức khỏe |
2 | Bản Xiengyuen | 70 | 125 | Tác động nhẹ đến sức khỏe |
3 | Bản Nonsaath | 116.4 | 172 | Bắt đầu ảnh hưởng đến sức khỏe |
4 | Bản Phonethong | 112.8 | 169 | Bắt đầu ảnh hưởng đến sức khỏe |
5 | Bản Phouxangkham | 44 | 76 | Mức độ trung bình |
6 | Bản Donexay | 83.6 | 142 | Tác động nhẹ đến sức khỏe |
7 | Bản Nali | 57.9 | 110 | Tác động nhẹ đến sức khỏe |
8 | Bản Oudom | 52 | 103 | Tác động nhẹ đến sức khỏe |
9 | Bản Xayyamoungkhoun | 84 | 142 | Tác động nhẹ đến sức khỏe |
Năm 2019, Vientiane có thời điểm ghi nhận nồng độ bụi mịn lên 140 microgam/m3, do ảnh hưởng từ các vụ cháy rừng ở nước láng giềng, bên cạnh hoạt động đốt nương rẫy và đốt rác thải của người dân địa phương.
Hiện, chính phủ Lào đang nỗ lực triển khai các chính sách giảm thiểu ô nhiễm, giao Viện Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường theo dõi khối lượng các hạt và đề xuất các biện pháp đảm bảo không khí sạch.
Cục trưởng Cục Quản lý thiên tai và Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Syamphone Sengchandala từng cho biết thời tiết khắc nghiệt thường xuyên xảy ra tại Lào có khả năng liên quan đến biến đổi khí hậu do tăng trưởng kinh tế và giải phóng khí nhà kính từ xe cộ và các ngành công nghiệp khác. Tất cả các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt đều được các chuyên gia môi trường cho rằng nó có thể liên quan đến biến đổi khí hậu do mức độ gia tăng carbon dioxide thải ra ở Lào và các nước lân cận.
Tổng hợp