Theo truyền thông quốc tế, trong ngày tranh tài chính thức thứ 7 của Thế vận hội OlympicTokyo 2020, ở bộ môn Thể dục dụng cụ vận động viên người Mỹ Sunisa Lee đã giành được HCV toàn năng nữ. Chiếc huy chương vàng của Sunisa Lee nhận được sự quan tâm lớn của truyền thông quốc tế không chỉ vì đã giúp Mỹ giữ truyền thống thống trị ở nội dung toàn năng với việc 5 liên tiếp HCV Olympic ở nội dung này thuộc về một cô gái Mỹ, mà còn vì xuất thân của Sunisa Lee vốn là một người H’Mông gốc Lào.
Sau khi Sunisa Lee đăng quang ở môn thi đấu thể dục dụng cụ vốn là một trong những nội dung thi đấu hấp dẫn nhất Olympic lại đang nổi đình nổi đám vì các sự kiện xoay quanh tượng đài Simone Biles bỏ cuộc. Nhiều hãng truyền thông đã đổ xô đi tìm lai lịch của vận động viên này, và đã xuất hiện không ít tin tức nhầm lẫn khi cho rằng Sunisa Lee là người gốc Hoa.
Qua tìm hiểu của Reuters, Sunisa Lee sinh ra trong gia đình người Lào di cư sang Mỹ từ năm 1975. Đặc biệt cô chính là cô gái người H’Mông đầu tiên lọt được vào đoàn VĐV Mỹ tham dự Olympic. Cộng đồng người H’Mông ở Mỹ rất hào hứng theo dõi từng bước đi của Sunisa Lee kể từ khi cô bé 18 tuổi này lọt được vào đội tuyển TDDC Mỹ dự Olympic 2020. Sunisa Lee làm quen với bộ môn thể dục dụng cụ từ năm 6 tuổi. Ngoài huy chương vàng toàn năng và huy chương bạc đồng đội đạt được tại Olympic Tokyo 2020, Sunisa còn có HCV đồng đội tại giải Vô địch thế giới năm 2019.
Theo thống kê của cơ quan di trú Mỹ, năm 2010 cộng đồng người Mông định cư tại Mỹ có tổng số 260.076 người, với 18 dòng họ lớn, chủ yếu đến từ Lào, Việt Nam và Trung Quốc kể từ năm 1975.
Suni cùng gia đình sinh sống tại St. Paul, bang Minnesota, cho biết cộng đồng người gốc Hmông đã phải chịu sự kỳ thị châu Á trong thời gian gần đây, tin tưởng rằng qua thành tích của mình sẽ thay đổi suy nghĩ của những người phân biệt.
Tổng hợp