Lào đang cố gắng cải thiện chất lượng hộ sinh và cơ sở y tế nhằm giảm tỷ lệ tử vong ở sản phụ.
Theo nhà chức trách y tế Lào, việc thiếu các cơ sở y tế ở một số khu vực là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ tử vong ở sản phụ đang ở mức cao.
Mặc dù Lào đã đạt được tiến bộ đáng kể về giảm tỷ lệ tử vong sản phụ kể từ năm 1990, giảm tỷ lệ tử vong mẹ xuống 185 trên 100.000 trẻ mới sinh vào năm 2017, nhưng con số này thấp hơn nhiều so với hầu hết các nước ASEAN khác.
Năm 2017, tỷ lệ tử vong sản phụ ở Thái Lan là 37/100.000 ca, ở Việt Nam là 59/100.000 và ở Campuchia là 160/100.000.
Tại lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Nữ hộ sinh và ra mắt của Hiệp hội Nữ hộ sinh Lào mới đây, cơ quan Bảo hiểm Y tế Quốc gia Lào sản phụ qua đời trong quá trình sinh nở là một mất mát to lớn đối với bất kỳ xã hội nào, và cũng là dấu hiệu cho thấy xã hội không có khả năng bảo vệ phụ nữ mang thai.
Bà Aphone Visathep, Đảng uỷ viên Bảo hiểm Y tế quốc gia Lào, cho biết tử vong mẹ có thể phòng ngừa được bằng cách tăng cường chăm sóc sản phụ và sự tham gia của cộng đồng để đảm bảo an toàn cho thai phụ. Ngoài ra, đầu tư vào nữ hộ sinh là hiệu quả về mặt chi phí và rất quan trọng để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững.
Tại sự kiện, đại diện UNFPA tại Lào, bà Mariam A. Khan, đánh giá cao chính phủ Lào về những nỗ lực của và những tiến bộ đạt được trong chương trình hộ sinh, đồng thời kêu gọi đầu tư hơn nữa bằng cách tăng số lượng nữ hộ sinh được đào tạo và triển khai để cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cho bà mẹ và trẻ sơ sinh trên khắp cả nước.
Trong những năm qua, Chính phủ Lào đang coi trọng vai trò của nữ hộ sinh trong việc giảm tử vong sản phụ, thể hiện qua nỗ lực cải thiện các chương trình hộ sinh. Do đó, một số chính sách, chiến lược và chương trình giảng dạy đã được xây dựng và thực hiện, đồng thời công tác hộ sinh đã được lồng ghép vào Chiến lược và Kế hoạch hành động về sức khỏe sinh sản, bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ vị thành niên giai đoạn 2016-2025.
Hiệp hội Nữ hộ sinh Lào là một hiệp hội chuyên nghiệp, tập trung vào việc thúc đẩy khả năng tiếp cận với giáo dục hộ sinh, tham gia tư vấn chính sách y tế, phát triển mạng lưới hộ sinh và tăng cường sự lãnh đạo của nữ hộ sinh. Hiện Hiệp hội có 276 thành viên trên cả nước.
Tổng hợp