Mới đây, Bộ trưởng Bộ Công an Lào Vilay Lakhamfong trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội về việc thực hiện Chương trình Quốc gia về giải quyết vấn đề ma túy.
Đại tướng Vilay Lakhamfong, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Công an trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội Lào khóa IX ngày 14/6 cho biết, hiệm việc thực hiện Chương trình Quốc gia giải quyết vấn đề ma túy là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp.
Để các cấp ủy – lãnh đạo cơ sở, cả ở Trung ương và địa phương quán triệt tinh thần của Chương trình Quốc gia về giải quyết vấn đề ma túy, Bộ Công an là cơ quan tham mưu cho Chính phủ và là trung tâm thực hiện nội dung Chương trình Quốc gia này đã tích cực: (1) Tăng cường xây dựng cơ sở chính trị, đặc biệt là thực hiện theo Chỉ thị số 02/BCT của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp trong việc trấn áp, giải quyết vấn đề ma túy nhằm tạo sự thống nhất về quan điểm, nhận thức, hiểu biết về hành động thực tế trong toàn hệ thống chính trị và toàn xã hội; phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng và Chính phủ thực hiện Chương trình Quốc gia giải quyết vấn đề ma túy ngày càng quyết liệt, chặt chẽ hơn. (2) Đảng ủy các cấp bám chắc nội dung tinh thần quan trọng làm cơ sở để bảo đảm giải pháp xử lý vấn đề ma túy được thực hiện đúng, có hệ thống và có sự tham gia, ủng hộ rộng rãi của quần chúng. (3) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan chính quyền và các ngành trong công tác phòng ngừa, giải quyết vấn đề ma túy. (4) Nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo – chỉ đạo và hoạt động thực tiễn theo vai trò, quyền hạn, trách nhiệm của các ngành liên quan ở cả cấp trung ương và địa phương. (5) Nâng cao trách nhiệm và khả năng lãnh đạo của cấp ủy các cấp trong chỉ đạo giải quyết vấn đề ma túy. Cần phải coi giải quyết vấn đề ma túy là một trong những tiêu chí trong phong trào yêu nước và phát triển, xây dựng bản không ma túy, đảng bộ cấp bản trong sạch, vững mạnh.
Để làm cho phương hướng, kết hoạch, đặc biệt là mục tiêu quy định tại Điều 2, Khoản 4 Nghị quyết số 110/QH của Quốc hội khóa 6 đạt hiệu quả, Chính phủ cũng như Bộ Công an đã quan tâm nêu cao tinh thần trách nhiệm và khả năng lãnh đạo, chỉ đạo cùng các bộ phận liên quan tổ chức phong trào thi đua xây dựng trường học không ma túy, bản an ninh tốt, bản không ma túy, không tội phạm. Hiện cả nước có 2.797 bản không ma túy, 8.387 trường học không ma túy; Bộ Công an đang tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các bên liên quan để tiến hành tuyên truyền, phổ biến tiếp tục xây dựng các bản, trường học, cơ sở giáo dục không có ma túy. Đối với việc thành lập các điểm phòng, chống ma tuý, Bộ Công an đã mở thêm điểm kiểm tra ma túy tại bản Samakkhi, huyện Thaphabat, tỉnh Borikhamxay và có 5 điểm kiểm tra ma túy khác gồm có 2 điểm ở tỉnh Bokeo, 3 điểm ở các tỉnh Luangnamtha, tỉnh Oudomxay, Borikhamxay; các điểm trên đều sử dụng chó nghiệp vụ và một số công cụ kỹ thuật để kiểm tra ma túy); ngoài ra, còn có Trung tâm Điều phối an toàn sông Mê Công, 1 Trung tâm Điều phối Mê Công – Lan Thương và 22 điểm ngăn chặn buôn lậu, vận chuyển ma túy trái phép khác.
Thời gian tới, với sự giúp đỡ của các nước bạn bè quốc tế, Bộ Công an sẽ lập các chốt kiểm tra ngăn chặn buôn lậu ma túy từ phía bắc của Lào đi qua phía bắc của các nước láng giềng (đường Bokeo – Xaynhaburi), như xây dựng điểm kiểm tra tại Cửa khẩu huyện Paktha, tỉnh Bokeo và điểm kiểm tra tại bản Huoiphong, huyện Ngon, tỉnh Xaynhaburi (do các đối tượng buôn bán ma túy thường thay đổi tuyến đường vận chuyển); đối với các khu vực có nguy cơ vận chuyển ma túy từ các nước lân cận qua các tuyến đường ở huyện Long, tỉnh Luangnamtha và huyện Mong, tỉnh Bokeo, Bộ cũng đã nghiên cứu, phối hợp với lực lượng bộ đội biên phòng để có biện pháp phòng ngừa vì đây là tuyến đường mới các đối tượng sử dụng để trốn thoát.
Tổng hợp