Mạng xã hội có thể giúp kích thích sự phát triển toàn diện nhưng cũng là thách thức không hề nhỏ đối với công tác quản lý của các ngành liên quan.
Hiện nay, việc sử dụng điện thoại di động không còn là kênh liên lạc duy nhất dùng để gọi và gửi tin nhắn qua mạng điện thoại, mà còn có thể điện thoại và gửi tin nhắn qua mạng xã hội hay gọi là Social Net-work, là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh… việc sử dụng mạng xã hội để nghe, gọi và gửi tin nhắn đang trở nên phổ biến, thuận lợi, nhanh chóng và có giá thành rẻ, đáp ứng đúng nhu cầu của mọi người dân. Việc sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng và có xu hướng tăng mạnh hơn nữa, bởi mạng xã hội có rất nhiều ưu điểm, là kênh liên lạc, giao tiếp và tạo mối quan hệ giữa các cá nhân, nhóm người để phổ biến thông tin, kiến thức, quảng cáo… có ích lợi cho các cơ quan, doanh nghiệp và thương mại, có thể sử dụng thành một kênh để hỗ trợ xã hội.
Mạng xã hội là một kênh rộng lớn, nếu người dùng thiếu thận trọng trong việc sử dụng có thể bị các cá nhân hoặc nhóm người sử dụng như một công cụ để lừa đảo và gây thiệt hại; ngoài ra, có một số nhóm người sử dụng mạng xã hội để kích động, gây ra mâu thuẫn giữa các cá nhân hoặc tập thể, ảnh hưởng đến đạo đức, văn hóa và đường lối chính trị, kinh tế – xã hội, cũng như các quyền cá nhân; nó cũng có thể được sử dụng để làm công cụ phạm tội dưới nhiều hình thức và có thể dẫn đến chứng nghiện mạng xã hội gây mất thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và học tập. Mạng xã hội hiện nay là một tiềm năng to lớn để kích thích mọi thứ phát triển, nhưng cũng là thách thức không hề nhỏ đối với việc quản lý của các ngành liên quan.
Liên quan đến hành vi phạm tội qua mạng xã hội, Luật Phòng, chống tội phạm mạng số 61/QH, ban hành ngày 15/07/2016 đã đề cập đến việc ngăn chặn hành vi phạm tội trên mạng hoặc biện pháp khắc phục hậu quả, điển hình như quy định hành vi gây thiệt hại thông qua mạng xã hội sẽ bị phạt từ từ 3 tháng đến 3 năm và phạt tiền từ 4 triệu kip đến 20 triệu kip; hành vi phát tán nội dung khiêu dâm qua mạng xã hội sẽ bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm và bị phạt tiền từ 5 triệu đến 30 triệu kip; hành vi chỉnh sửa trái phép nội dung, hình ảnh, âm thanh, video sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến hai năm và phạt tiền từ 3 triệu kíp đến 10 triệu kíp và nhiều quy định liên quan khác được đưa ra.
Do đó, mỗi chúng ta cần nêu cao ý thức và sử dụng mạng xã hội một cách đúng đắn, có tính chất xây dựng để không vi phạm vào các quy định của luật pháp, gây thiệt hai cho bản thân và những người liên quan, thậm chí còn bị truy tố trách nhiệm. Do vậy, mọi người dân cần hết sức chú ý, vận động người thân trong gia đình và những người liên quan sử dụng mạng xã hội một cách có ý thức, hợp pháp, thúc đẩy nghiên cứu, tìm hiểu các quy định liên quan đến luật an ninh mạng để có thể sử dụng mạng xã hội hiệu quả, đúng pháp luật.
Tổng hợp