Thảm họa thiên tai xảy ra ở Lào trong năm nay gây ra những thiệt hại hết sức nặng nề về người và tài sản, đặc biệt là ảnh hưởng, thiệt hại từ các cơn bão.
Theo thông tin thu thập được và đánh giá sơ bộ, cả nước Lào có 15 tỉnh chịu ảnh hưởng bởi các cơn bão với 100 huyện, 1.144 bản, 45.661 gia đình, 5 người tử vong, 1 người mất tích, 182 gia đình phải di dời tạm thời, 169 ngôi nhà bị hư hỏng, hơn 13 nghìn ha diện tích sản xuất bị thiệt hại, 262 tuyến đường giao thông, 12 cây cầu và 87 hệ thống thủy lợi, 5 trung tâm y tế bị ảnh hưởng hết sức nặng nề… Riêng cơn bão YAKI đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến 8 tỉnh, trong đó tỉnh Luang Namtha và Thủ đô Viêng Chăn là những địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Thảm họa có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên thế giới, đó là hiện tượng không thể tránh khỏi. Năm 2024 là năm mà nhiều quốc gia trên thế giới phải hứng chịu sự tàn phá nặng nề từ thiên tai; mùa mưa năm nay, Lào đang phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề từ lũ lụt ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, tài sản của người dân, gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, môi trường trên nhiều tỉnh của cả nước.
Vấn đề quan trọng nhất trong công tác phòng ngừa thiên tai là phải chú ý theo dõi diễn biến thời tiết để có thể sẵn sàng ứng phó với các thảm họa có thể xảy ra. Thủ tướng Sonexay Siphandone mới đây chỉ đạo công tác phòng chống và giải quyết thiên tai đã giao cho lãnh đạo các cấp cần quy định kế hoạch cụ thể, chi tiết để sẵn sàng hỗ trợ về lực lượng, thiết bị vật tư, lương thực và nhu yếu phẩm cần thiết khác khi có tình huống xảy ra. Để giải quyết vấn đề thiên tai cần nâng cao cảnh giác, theo dõi bám nắm tình hình thường xuyên, thành lập ban chỉ huy, phân công trách nhiệm rõ ràng, đi sâu chỉ đạo thực tế, có hệ thống phối hợp công tác thuận lợi, nhanh chóng, có kế hoạch giải quyết hiệu quả, giám sát kiểm tra thường xuyên, khi gặp khó khăn cần cùng nhau bàn bạc, trao đổi và xin hướng chỉ đạo kịp thời từ cấp trên, nghiêm cấm việc chậm trễ, kéo dài; quan tâm tuyên truyền, liên hệ nhắc nhở người dân nâng cao cảnh giác, thường xuyên theo dõi thông tin về tình hình biến đổi khí hậu qua các kênh thông tin như các trang mạng xã hội và cảnh giác với mực nước sông dâng cao trong từng giai đoạn; bộ phận liên quan cần theo dõi sát sao và đưa ra được dự báo chính xác về tình hình thời tiết; toàn thể xã hội cần biết chọn lọc tiếp nhận thông tin tuyên truyền trên mạng xã hội, tránh để bị kẻ xấu lợi dụng gây bất ổn an ninh, chính trị đất nước; việc quản lý nước ở các con đập phải bảo đảm tuyệt đối an toàn; chú trọng công tác bảo đảm an ninh, bảo vệ an toàn tài sản của người dân, ngăn chặn hiệu quả tệ nạn trộm cắp, tăng giá hàng hóa…; Ban quản lý thiên tai Trung ương phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, tổng hợp thông tin của tất cả những người bị ảnh hưởng, đặc biệt là nhu cầu thực tế trước mắt và lâu dài.
Trong bối cảnh hiện nay, toàn dân cần nêu cao tình thần đoàn kết, cùng nhau giải quyết khó khăn để bảo vệ và xây dựng phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tổng hợp