• Giới thiệu – liên hệ
  • Chính sách
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Quên mật khẩu
Tạp chí Lào - Việt
  • Trang chủ
  • Kinh tế
  • Tuần báo
  • Tham khảo
    • Video
  • Pháp luật
    • Thư viện pháp luật
    • Tư vấn pháp luật
  • Bản tin Đại sứ quán
No Result
View All Result
Tạp chí Lào - Việt
No Result
View All Result
Home Cộng đồng

Người Việt ở Lào ai cũng biết Bác Hồ, cả những cháu thiếu nhi

19/05/2022
in Cộng đồng, Văn hóa - Xã hội

Sinh thời Bác Hồ luôn dành cho kiều bào sự quan tâm đặc biệt và có lẽ chính những tình cảm ân tình của người Việt xa xứ đã tiếp thêm sức mạnh cho Bác trên chặng đường buôn ba tìm đường cứu nước. Hướng về Bác Hồ cũng là cách mà kiều bào khắp năm châu hướng về Tổ quốc, nhất là đối với kiều bào trẻ ở Lào là thế hệ thứ 3, thứ 4 với mong muốn được tìm hiểu, duy trì bản sắc, văn hóa dân tộc Việt ở nước ngoài.

Em Somsanit là một kiều bào trẻ rất đam mê tìm hiểu về lịch sử Việt Nam, đặc biệt là những câu chuyện về Bác Hồ trong những năm tháng hoạt động cách mạng ở nước ngoài.
Em Somsanit là một kiều bào trẻ rất đam mê tìm hiểu về lịch sử Việt Nam, đặc biệt là những câu chuyện về Bác Hồ trong những năm tháng hoạt động cách mạng ở nước ngoài.

“Thế hệ trẻ kiều bào ở Lào là lớp thế hệ thứ 3, thứ 4 được sinh ra và lớn lên ở quê hương thứ 2. Mặc dù các em ít nhiều được biết về quê hương đất nước, về Chủ tịch Hồ Chí Minh qua những câu chuyện của ông bà, cha mẹ kể lại, nhưng nhiều em trong số đó luôn tự hào về gốc gác, cội nguồn của mình. Đặc biệt, luôn dành sự tôn kính cho Chủ tịch Hồ Chí Minh để hai tiếng Việt Nam sẽ chắp cánh cho các em trở về tìm hiểu, khám phá, cống hiến trong một ngày không xa”.

“Người Việt ở Lào ai cũng biết về Bác Hồ, em học được đức tính từ Bác là chăm chỉ và thật thà.”

“Em biết Bác Hồ qua lời kể của ông bà, bố mẹ. Ngoài học tại trường, em còn lên mạng tìm hiểu về Bác. Người Việt tại Lào rất ngưỡng mộ và yêu quý Bác vì lòng yêu nước, thương dân của Bác”

“Em rất khâm phục Bác vì Bác đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam thoát khỏi cuộc sống nô lệ, dẫn dắt đồng bào vượt qua chiến tranh”.

Đó là cảm nhận của các em thiếu niên, nhi đồng người Việt ở Lào khi trả lời phỏng vấn phóng viên VOV.

Không nói sõi tiếng Việt, nhưng Somsanit, 18 tuổi lại rất đam mê tìm hiểu về lịch sử Việt Nam, đặc biệt là những câu chuyện về Bác Hồ trong những năm tháng hoạt động cách mạng ở nước ngoài. Mặc dù sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Triệu Voi, nhưng đối với Somsanit vẫn một lòng hướng về Bác với niềm yêu thương và tôn kính.Somsanit chia sẻ: hàng năm vào ngày sinh của Bác, em thường được ông bà, cha mẹ đưa đến khu tưởng niệm – nơi có bàn thờ Bác Hồ, trước là để thắp nén hương thơm, ôn lại những kỹ niệm về Bác Hồ kính yêu, sau là để lắng nghe những câu chuyện kể về công lao, đức tính giản dị, hiền hòa, yêu thương đồng bào của Bác.

Trường song ngữ Lào – Việt Nam Nguyễn Du là nơi học tập, rèn luyện của nhiều thế hệ học sinh là con em kiều bào đang sinh sống và làm việc tại Lào.
Trường song ngữ Lào – Việt Nam Nguyễn Du là nơi học tập, rèn luyện của nhiều thế hệ học sinh là con em kiều bào đang sinh sống và làm việc tại Lào.

“Người Việt tại Lào rất là yêu quý Bác Hồ, từ bé tới lớn em đã được bố mẹ kể rất nhiều câu chuyện về Bác như câu chuyện về Bác đi Nga và Trung Quốc. Bác là một người rất giỏi vì Bác biết rất nhiều thứ tiếng. Em muốn học thật giỏi để sau này trở về Việt Nam xây dựng quê hương đất nước”- Em Somsanit cho biết.

Hàng năm cứ đến ngày sinh nhật Bác, bà con người Việt sinh sống tại Lào lại cùng nhau tụ họp, tổ chức lễ dâng hương tưởng nhớ Bác Hồ, ôn lại thời kỳ gian lao nhưng đầy hào hùng của dân tộc. Bên cạnh đó, Hội người Việt Nam còn phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Lào tổ chức nhiều hoạt động thiết thực về Bác như: phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thi đua tìm hiểu về Bác, về quê hương đất nước…nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ, không chỉ giữ vẹn nguyên nét đẹp văn hóa dân tộc trong trái tim người Việt ở xa quê hương mà còn lan tỏa rộng hơn để nhiều người biết đến.

Em Mina Saynhavong, 18 tuổi, học sinh Trường song ngữ Lào – Việt Nam Nguyễn Du chia sẻ: sinh ra và lớn lên ở Lào, từ nhỏ khi bập bẹ nói được hai từ “ba, mẹ” cũng là lúc phát âm được hai tiếng “Bác Hồ”.

“Bác là một vị anh hùng vĩ đại, Bác đã hy sinh cho đất nước, hy sinh cho Tổ quốc. Ước mơ của em sau này được trở thành một bác sỹ để có thể chữa bệnh cứu người, giống như Bác có tấm lòng vĩ đại bao la”- Em Mina Saynhavong cho biết.

Em Mina Saynhavong mong muốn được trở thành một bác sỹ để có thể chữa bệnh cứu người, giống như Bác Hồ có tấm lòng vĩ đại bao la.  
Em Mina Saynhavong mong muốn được trở thành một bác sỹ để có thể chữa bệnh cứu người, giống như Bác Hồ có tấm lòng vĩ đại bao la.  

Được sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước Việt Nam và Hội người Việt Nam thủ đô Viêng chăn, ngôi trường song ngữ Lào – Việt Nam Nguyễn Du đã được xây dựng và đi vào sử dụng từ năm 2008. Đây chính là nơi học tập, rèn luyện của biết bao thế hệ học sinh là con em kiều bào đang sinh sống và làm việc tại Lào. Trong những ngày tháng 5 rộn rã đầy ý nghĩa này, nhà trường lại náo nức tổ chức các hoạt động kỷ niệm 132 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2022), nhằm giúp các em học sinh khơi dậy tinh thần yêu nước cũng như lòng tự hào, tự tôn dân tộc đối với thế hệ trẻ kiều bào.

Cô Nguyễn Thị Thanh Hương, Hiệu trường nhà trường cho biết: “Chúng tôi thường xuyên tổ chức các buổi hoạt động ngoại khoá nhân dịp Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5). Các thầy, cô giáo sau khi giảng bài đều cho các em học sinh xuống thư viện đọc, tìm hiểu thêm về Bác Hồ để các em biết thêm về vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam và hướng cho các em học những tính cách, đạo đức, tấm gương giản dị của Bác”.

Ngoài thời gian học trên lớp, các em học sinh Trường song ngữ Lào - Việt Nam Nguyễn Du lại tranh thủ thời gian xuống thư viện để đọc và tìm hiểu thêm Bác Hồ.
Ngoài thời gian học trên lớp, các em học sinh Trường song ngữ Lào – Việt Nam Nguyễn Du lại tranh thủ thời gian xuống thư viện để đọc và tìm hiểu thêm Bác Hồ.

Mặc dù có ít cơ hội được tiếp xúc hay tìm hiểu về Bác Hồ so với các bạn ở trong nước, nhưng hình ảnh về Bác đã sâu thẳm trong tâm can, tiềm thức của các bạn kiều bào trẻ ở Lào qua những lời cha mẹ kể, qua những bài hát từ thủa ấu thơ. Chắc chắn rằng, thanh niên, sinh viên kiều bào trẻ Lào sẽ học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và là những sứ giả quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người Việt Nam tới bạn bè thế giới nói chung cũng như là cầu nối cho tình hữu nghị và quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Lào nói riêng, góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày một phát triển, giàu đẹp và hùng cường./.)

Theo VOV

Tags: hồ chí minhkiều bào

Bài viết liên quan

Trao 100 suất học bổng Vừ A Dính cho con em kiều bào tại Lào

15/03/2023

Mỗi người Việt tại Lào là một sứ giả của tình đoàn kết

28/07/2022

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy và học tại Lào

02/07/2022

Bàn giao Dự án khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tỉnh Khăm Muôn

29/06/2022

Công bố tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập bằng tiếng Lào

09/03/2021

Hình ảnh “vị cha già dân tộc” trong lòng kiều bào tại Lào

17/05/2020
Next Post

Chiến thắng Cánh đồng Chum- Xiêng Khoảng năm 1972- biểu tượng của tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào

Bài cùng chuyên mục

  • Phật tử Việt Nam tại Lào giữ gìn truyền thống “Thương người như thể thương thân”
  • TLSQ Việt Nam tại Luangprabang ủng hộ người dân Bắc Lào bị ảnh hưởng do mưa lũ
  • Giảng viên Anonglak đã tỏa sáng với những tiết dạy tiếng Việt tại Lào
  • Lưu học sinh Việt Nam tại Lào: Muốn làm cầu nối vun đắp mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước
  • Đại học Champasak hưởng ứng 60 năm tình hữu nghị Việt Nam – Lào
  • Việt kiều tại Lào phấn khởi và trân trọng sự quan tâm của Đảng và Nhà nước
  • Khai mạc Hội chợ Xuân Nhâm Dần 2022 tại Lào
  • Hội chợ Xuân hàng hóa Việt Nam sẽ tổ chức với quy mô lớn tại Viêng Chăn
  • Bộ Công Thương Lào và Hội người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn ký kết thoả thuận trao đổi quyền sử dụng đất công
  • Hai người Việt thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn ở Vientiane

Bài viết liên quan

  • Trao 100 suất học bổng Vừ A Dính cho con em kiều bào tại Lào
  • Mỗi người Việt tại Lào là một sứ giả của tình đoàn kết
  • Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy và học tại Lào
  • Bàn giao Dự án khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tỉnh Khăm Muôn
  • Công bố tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập bằng tiếng Lào

Giảm áp lực bão giá, nhận chiết khấu khi thanh toán qua ví điện tử u-money

28/03/2023

Nhật Bản hỗ trợ Lào xử lý bom mìn chưa nổ

28/03/2023

Tàu chở khách xuyên biên giới Lào-Trung từ 13/4

28/03/2023

Cháy rừng xảy ra liên tục tại Lào

28/03/2023

Trung Quốc tài trợ đào tạo nhân lực cho Lào

28/03/2023

Chất lượng cà phê Lào ngày càng tăng cao

28/03/2023

Toàn bộ bản quyền thuộc về Tạp chí Lào Việt
Hội người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn

LIÊN HỆ

Tạp chí Lào - Việt
Địa chỉ:  167 bản Anou, quận Chanthabouly, thủ đô Viêng Chăn
Điện thoại: +85620 99655568
Email: tapchilaoviet@gmail.com

KẾT NỐI

Toàn bộ bản quyền thuộc về
Tạp chí Lào Việt -
Hội người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn

Tạp chí Lào - Việt
Địa chỉ: 167 bản Anou, quận Chanthabouly, thủ đô Viêng Chăn
Điện thoại: +85620 99655568
Email: tapchilaoviet@gmail.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh tế
  • Tuần báo
  • Tham khảo
  • Cộng đồng
  • Học tiếng Lào-Việt
  • Ký ức người lính Việt Lào
  • Pháp luật
  • Giới thiệu – liên hệ

© 2018 Tạp chí Lào Việt
Toàn bộ bản quyền thuộc về Tạp chí Lào Việt - Hội người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn.