Thuộc khuôn khổ đại lễ Magha Puja, đại lễ tháng 3 theo truyền thống Phật giáo Nam tông ( Phật giáo nguyên thủy). Lễ hội ma PhiKhon được người dân Xaynhabuly tổ chức sôi động và có quy mô cũng như tầm quan trọng chỉ đứng sau hội đua thuyền cổ truyền
Lễ hội Phi Ta Khon sẽ được tổ chức trong các ngày 16-21 tới tại huyện Paklai, tỉnh Xaynhabuly, với địa điểm chính là bản Xaymungkhun.
Cứ mỗi dịp lễ hội ma, hàng trăm dân bản, chủ yếu là thanh thiếu niên sẽ mặc lên mình những trang phục rực rỡ, đeo các loại mặt nạ quỷ diễu hành trên khắp các tuyến đường, bên cạnh là đoàn trẻ em chạy theo hò reo khiến không gian trở nên huyên náo, rộn ràng đậm nét văn hóa truyền thống. Nét đặc sắc đó đã để lại ấn tượng khó quên cho mọi du khách cả trong và ngoài nước có dịp đến và tham dự trực tiếp vào lễ hội
Bắt nguồn từ truyền thống Hội rước PaVet Sandon hay còn gọi là Hội Mahachat đã tồn tại hàng trăm năm trong văn hóa dân gian Lào. Lễ hội thường được tổ chức vào thời điểm trước Tết năm mới, tức là khoảng tháng 3 đến tháng 4 hàng năm. Ngoài ra, một số nơi còn tổ chức vào tháng 7 theo Phật lịch.
Theo truyền thuyết Pavet Sandon, Pavet là con trai của vua mường Boromsisonxay, ông là một người quảng đại, thích bố thí của cải, giúp đỡ người dân không trừ tầng lớp, hoàn cảnh… cho đến cả thú vật như voi, ngựa. Không hài lòng với đức tính được cho là lãng phí trên, vua cha đã đuổi Pavet cùng người hầu, quân lính của ông ra khỏi hoàng cung, vào sống cuộc sống cực khổ trong rừng sâu. Ngoài sự tận tụy, trung thành của người hầu, ông còn được sự giúp đỡ đùm bọc của người dân các bộ lạc hẻo lánh.Thời bấy giờ, do hình dung xấu xí, kì quái, cùng phong tục tập quán khác biệt, các bộ lạc thiểu số được gọi là Konpa, nghĩa là người rừng, ma rừng.
Sau nhiều năm, nhận thấy sai lầm vì đã đuổi người con có đầy đủ các đức tính tốt đẹp, chịu hy sinh vì sự ấm no của nhân dân và được có vị trí cao trong lòng dân chúng. Vua cha Boromsisonxay đã mời Pavet về thay mình trị vì xứ sở. Trong lần trở lại này, Pavet có mang theo những người hầu cận trung thành từ rừng sâu về theo. Những “ người rừng’ xấu xí được nhân dân đặt tên là Phitamkon, sau này là PhiKon cho đến ngày hôm nay.
Các trang phục rực rỡ nhiều màu sắc được làm thủ công từ những nguyên liệu tự nhiên hết sức dễ kiếm. Qua bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú của người dân Lào, từ những nguyên liệu tre, nứa, rơm… Những người hầu, người lính với đủ hình dạng, biểu cảm đặc sắc.
Ngoài ra, lễ hội Pikon Xaynhabuly còn diễn ra các hoạt động hội chợ, đua thuyền, cuộc thi người đẹp, đốt pháo hoa… phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân và du khách