• Giới thiệu – liên hệ
  • Chính sách
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Quên mật khẩu
Tạp chí Lào - Việt
  • Trang chủ
  • Kinh tế
  • Tuần báo
  • Tham khảo
    • Video
  • Pháp luật
    • Thư viện pháp luật
    • Tư vấn pháp luật
  • Bản tin Đại sứ quán
No Result
View All Result
Tạp chí Lào - Việt
No Result
View All Result
Home Văn hóa - Xã hội

“Sống chậm” ở Luang Prabang

03/06/2022
in Văn hóa - Xã hội

Luang Prabang, cố đô của Lào luôn chú trọng tới công tác gìn giữ và bảo tồn nét đẹp cổ kính, một trong những nguyên nhân chính giúp thành phố này rất thu hút khách quốc tế mê khám phá văn hóa, di sản, trở về với thiên nhiên.

Tuyến phố cổ Sisavangvong nằm ngay trung tâm Luang Prabang với lối kiến trúc truyền thống Lào kết hợp kiến trúc Pháp tạo nên sự thơ mộng, duyên dáng.
Tuyến phố cổ Sisavangvong nằm ngay trung tâm Luang Prabang với lối kiến trúc truyền thống Lào kết hợp kiến trúc Pháp tạo nên sự thơ mộng, duyên dáng.

Bảo vệ di sản nghiêm ngặt

Luang Prabang nằm ở vùng núi phía bắc của Lào trên độ cao 300m so với mực nước biển, bên cạnh hai dòng sông Mekong và Nậm Khan. Là cố đô của Lan Xang – đất nước triệu voi, Luang Prabang được thành lập bởi vua Fa Ngum năm 1353. Luang Prabang là cố đô của Lào từ 1353 – 1563 và là nơi ở của các vua Lào đến năm 1975. Tại đây có hơn 30 công trình kiến trúc hoàng gia, đa số được xây dựng từ thế kỷ 14 và khoảng 40 ngôi chùa cổ được xây dựng từ các triều đại khác nhau cùng hàng trăm ngôi nhà gỗ truyền thống Lào đan xen với kiến trúc của châu Âu. Luang Prabang được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1995.

Kể từ đó, nơi đây được định hướng phát triển du lịch, lấy khí hậu mát mẻ, trong lành và hệ thống di sản văn hóa làm trung tâm. Công tác gìn giữ và bảo tồn nét đẹp cổ kính của các công trình kiến trúc được chính quyền và người dân Luang Prabang đặc biệt chú trọng. Những chương trình tuyên truyền, giáo dục người dân, giúp họ hiểu được tầm quan trọng của việc gìn giữ các di sản, cũng như những lợi ích mà người dân nhận được từ việc bảo vệ các di sản được tổ chức thường xuyên. Bên cạnh đó, quy định trong công tác bảo tồn được hướng dẫn rõ ràng, chi tiết buộc người dân và các nhà đầu tư phải tuân thủ để không làm mất đi vẻ đẹp riêng có của Luang Prabang. Mọi công trình khi trùng tu đều phải tuân theo chỉ dẫn, từ việc chọn màu sơn, họa tiết hoa văn trang trí, kích thước, màu sắc và chủng loại gạch ngói, tay nghề của đội ngũ thợ… Nhờ vậy, mặc dù số lượng công trình, nhà cửa được trùng tu, tôn tạo ở Khu di sản tại Luang Prabang trong những năm qua không phải là ít, nhưng cố đô này vẫn giữ được các đường nét cổ kính như xưa, với nét kiến trúc đặc sắc và sự yên ả hiếm có.

Suốt chiều dài lịch sử, hoàn cảnh địa lý đã đặt Luang Prabang vào thế hầu như biệt lập với bên ngoài, Phật giáo như chiếm lĩnh “độc tôn” trong đời sống tâm linh của địa phương. Những yếu tố ấy đã tạo ra một bản sắc khác biệt với các nơi khác, thể hiện rõ nhất chính là ở con người. Cư dân dù ở phố hay thôn quê đều hiền hòa, cởi mở, chân thật và nhiệt tình.

Chân trần qua phố cổ

Dân số Luang Prabang chưa tới 60.000 người, với tỷ lệ theo đạo Phật chiếm 96%. Đi đâu trong thành phố đều gặp những ngôi chùa cổ kính, mái tháp nhọn vươn lên mạnh mẽ, cao vút đặc trưng của chùa Lào. Trong đó ngôi chùa lâu đời nhất – Wat Xieng Thông – được xây dựng từ thế kỷ 14, một công trình tiểu biểu nhất cho Phật giáo của cố kinh là điểm đến du khách không nên bỏ lỡ nếu đã đặt chân đến Luang Prabang.

Khác với những thành phố khác ở Lào, Luang Prabang thức dậy từ rất sớm và hoạt động cho tới khuya. Buổi sớm khi bóng tối còn bao phủ vạn vật, các đoàn tăng nhân tu sĩ Phật giáo nguyên thủy đã đi khất thực. Dẫn đầu là các nhà sư lâu năm, tiếp theo lần lượt là các vị trẻ tuổi hơn, đôi khi có thêm vài chú chó dẫn đường.

Từ ngày 9/5, Lào chính thức mở cửa trở lại tất cả các cửa khẩu quốc tế, chào đón du khách nước ngoài nhập cảnh bằng cả đường không, đường bộ và đường thủy. Để gia tăng sức hút với du khách nước ngoài, Lào vận động tất cả DN hoạt động du lịch tăng cường quảng bá các dịch vụ và sản phẩm của mình. Các phương tiện truyền thông thực hiện chiến dịch quảng bá du lịch Lào rộng rãi.

Chân trần, vai đeo bình bát dây vải, dòng người mang sắc cam cứ thế chậm rãi, thong dong bước qua từng dãy phố. Trên hè phố là các gia đình trong trang phục truyền thống, cung kính dâng lên xôi nếp, đồ chay, hoa quả hoặc bánh kẹo đã cẩn thận chuẩn bị từ trước.

Lễ khất thực cứ thế diễn ra lặng lẽ trong không khí thành kính, thiêng liêng nhưng cũng rất đời thường, dung dị, cho đến khi bóng những nhà sư khuất phía sau cổng chùa. Lễ vật một phần để nhà tu hành sử dụng trong ngày, một phần được chia lại cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn, như một cách san sẻ, cân bằng giữa cho và nhận theo đúng tinh thần của nhà Phật.

Du khách nên dành khoảng thời gian đầu ngày quan sát, hòa mình cùng hoạt động tâm linh truyền thống này để cảm nhận tinh thần từ bi, hỉ xả của đạo Phật. Cách di chuyển chậm rãi, tiếng cầu kinh khe khẽ không chỉ nhân thêm nét yên ả cho cố đô mà còn cảm hóa lòng người, giúp quên đi những lo toan, ồn ào đời thường “sống chậm” đúng nghĩa.

Theo Baobaria

Tags: du lịchluang prabang

Bài viết liên quan

Khách du lịch đến Luang Prabang tăng nhanh trong 7 tháng đầu năm

13/08/2022

Du khách Việt chiếm tỉ trọng lớn tại Lào

12/08/2022

Thủ tướng Lào yêu cầu nhà ga đường sắt Luang Prabang cải thiện chất lượng dịch vụ

09/08/2022

Ngành du lịch Lào có dấu hiệu hồi phục sau khi đất nước mở cửa trở lại

09/08/2022

Luang Prabang và Điện Biên tăng cường quan hệ hợp tác

24/07/2022

Chi phí du lịch ở Vang Vieng lại leo thang

21/07/2022
Next Post

Hàng nghìn lao động Lào làm việc bất hợp pháp tại Malaysia

Discussion about this post

Bài cùng chuyên mục

  • Lũ lụt ảnh hưởng tới hàng nghìn người ở miền Bắc nước Lào
  • Phát huy giá trị di sản thiên nhiên liên biên giới Việt – Lào
  • Ấn Độ hỗ trợ Lào kinh nghiệm phòng ngừa dịch đậu mùa khỉ
  • Bộ Y tế sẵn sàng triển khai các công tác hỗ trợ y tế khẩn cấp sau lũ
  • Vận chuyển pháo và động vật hoang dã từ Lào về Việt Nam
  • Xayyabouli chuẩn bị lực lượng sẵn sàng ứng phó với thiên tai
  • Công ty LXML bàn giao nhiều hiện vật khảo cổ cho Chính phủ Lào
  • UNICEF thúc đẩy phúc lợi trẻ em Lào
  • Lũ lụt gây thiệt hại lớn tại nhiều tỉnh của Lào
  • Lào dự báo ảnh hưởng bão Mulan trong tuần này

Bài viết liên quan

  • Khách du lịch đến Luang Prabang tăng nhanh trong 7 tháng đầu năm
  • Sống chậm ở Luang Prabang – thành phố du lịch sạch ASEAN
  • Luang Prabang không đạt con số du khách như kỳ vọng
  • Luang Prabang cho phép chuyển đổi 33 ha đất công thành dự án du lịch
  • Khách du lịch đến Luang Prabang dịp Bun Pimay tăng đột biến

Lào đạt tiến bộ trong giải quyết khó khăn kinh tế tài chính

15/08/2022

Quảng Bình – Khăm Muộn tăng cường hợp tác phụ nữ

15/08/2022

Dịch vụ vận tải hàng hóa đường sắt siêu tốc Malaysia – Thái Lan – Lào chính thức vận hành vào tháng 10 năm nay

15/08/2022

Khai mạc lớp bồi dưỡng cán bộ chủ chốt Đoàn Thanh niên Lào khóa 27 tại Hà Nội

15/08/2022

Lũ lụt ảnh hưởng tới hàng nghìn người ở miền Bắc nước Lào

15/08/2022

Trưởng ban Tổ chức trung ương thị sát Dự án xây dựng Tỉnh lị Phong Saly

14/08/2022

Toàn bộ bản quyền thuộc về Tạp chí Lào Việt
Hội người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn

LIÊN HỆ

Tạp chí Lào - Việt
Địa chỉ:  167 bản Anou, quận Chanthabouly, thủ đô Viêng Chăn
Điện thoại: +85620 99655568
Email: tapchilaoviet@gmail.com

KẾT NỐI

Toàn bộ bản quyền thuộc về
Tạp chí Lào Việt -
Hội người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn

Tạp chí Lào - Việt
Địa chỉ: 167 bản Anou, quận Chanthabouly, thủ đô Viêng Chăn
Điện thoại: +85620 99655568
Email: tapchilaoviet@gmail.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh tế
  • Tuần báo
  • Tham khảo
  • Cộng đồng
  • Học tiếng Lào-Việt
  • Ký ức người lính Việt Lào
  • Pháp luật
  • Giới thiệu – liên hệ

© 2018 Tạp chí Lào Việt
Toàn bộ bản quyền thuộc về Tạp chí Lào Việt - Hội người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn.