Trước khi vua PhaNgum thống nhất các bộ tộc Lào thành vương quốc Triệu voi vào giữa thế kỷ 14. Huyện Khun ( Mường Khun) được Sử ký toàn thư Lào ghi nhận là một trong những xứ sở rộng lớn và có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tại vùng Bắc Lào (hiện nay).
Các tỉnh lỵ Phonsavanh ( huyện Pek) của tỉnh Xiêng Khoảng 30 km. Là một trong những địa phương có tuổi đời lâu nhất nẳm ở phía Bắc nước CHDCND Lào. Mường Khun đã nổi tiếng thế giới với việc là mảnh đất chứa đựng các dấu tích văn minh có giá trị văn hóa lịch sử cao, từng là nơi đặt kinh đô của 23 tộc trưởng các bộ tộc Lào cổ.
Đến nay, các địa danh in đậm dấu tích lịch sử tại đây vẫn là điểm thu hút du khách cũng như các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đến trải nghiệm và khám phá. Nổi bật là Chùa PhiaVath, Tháp Phun, Tháp Chomphet, chùa Siphon, Tháp Dam và nền móng bệnh xá cũ…
Chùa Phiavath nằm tại trung tâm Mường Khun, xây dựng từ năm 744, trải qua 687 năm tuổi đời, đây là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng và tu hành của các nhà sư địa phương cho đến chiến khi tranh xâm lược của Sanham (Thái Lan) xảy ra năm 1874, chùa đã bị tàn phá nặng nề, đặc biệt là quân đội Sanham đã phá cánh tay trái của tượng phật Ông Tự hòng cướp đi các bảo vật có giá trị. May mắn thay, đại điện chính của chùa vẫn còn khá nguyên vẹn.
Đến năm 1953, một lần nữa chùa Phiavath lại trở thành mục tiêu của quân xâm lược thực dân Pháp, lần này cả đại điện chính cùng các hạng mục khác đã bị tàn phá nặng nề. Sau đó 1 năm, vua Mương Phuan Xaikham đã cùng nhân dân tu sửa và phục hồi lại phần nào hình ảnh ngôi chùa cổ năm xưa. Nhưng chiến tranh chưa dừng lại khiến chùa Phiavath một lần nữa lại phải hứng chịu sự tàn phá của bom đạn, năm 1969 đế quốc Mỹ đã hủy hoại phần lớn ngôi chùa và chỉ để lại bức tượng phật tại chính điện và hứng chịu sự bào mòn của thời tiết cho đến ngày nay. Hiện chùa đã được chính quyền quan tâm đầu tư tu sửa để không chỉ trở thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân địa phương mà còn là di tích lịch sử nổi tiếng mà du khách ai đến thăm Xiêng Khoảng cũng nên một lần ghé qua.
Di tích Tháp Phun, được xây dựng từ năm Lào lịch 307, là nơi thờ một phần tro cốt nhục thể Phật Thích ca Mâu ni khi ngài nhập diệt. Theo Sử ký toàn thư Lào, khi Phật Thích ca nhập diệt và được các đệ tử hóa thân, phật tử trên toàn thế giới đã đến và xin các phần xá lợi của ngài để lập tháp thờ cúng, riêng nhân dân Xiêng Khoảng đã không kịp đến xin xá lợi mà chỉ nhận được một phần tro, từ đấy cái tên tháp Phun ra đời ( Phun trong tiếng Lào có nghĩa là tro, bụi) tại trung tâm Mương Phuan trên nên tòa tháp cũ.
Từ đó trở đi, cứ mỗi dịp năm mới nhân dân địa phương lại cùng nhau làm lễ tắm phật và cầu nguyện cho nhau tại Tháp Phun. Đến năm 1874, tháp lại bị quân đội Sanham phá hoại và cướp bóc đồ thờ có giá trị. Được vua Mường Phuan Xaikham tu sửa không lâu thì đến năm 1969 lại bị chiến tranh phá hoại một lần nữa, để lại di tích đó cho đến ngày nay.