Bộ Công thương đã có phần giải trình các câu hỏi của đại biểu Quốc hội liên quan đến số gỗ 5.018 m3 tại các tỉnh phía Nam Lào được bán ra nhưng không thông qua quy trình đấu giá theo quy định.
Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Bounmy Manyvong, trước khi Chỉ thị 15/PM được ban hành, cơ chế mua-bán gỗ thường được quản lý và thi hành bởi ủy ban chuyên trách cấp tỉnh, gỗ khai thác từ các dự án phát triển được quản lý và thi hành bởi ủy ban chuyên trách trực thuộc ban quản lý dự án thông qua hai hình thức bao gồm đấu giá công khai hoặc tham vấn giá theo quy định tại Chỉ thị 17/PM (ban hành năm 2008).
Chỉ thị 15/PM có hiệu lực đã tạo tiền đề cho các chiến dịch trấn áp mạnh mẽ nạn phá rừng và buôn lậu gỗ, ngoài việc hủy bỏ hạn ngạch khai thác thường niên, gỗ lậu thu giữ được cũng sẽ do ủy ban chuyên trách cấp nhà nước quản lý, tổ chức đấu giá thay cho các cơ quan cấp tỉnh. Theo quy định, không có người tham gia đấu giá công khai, số gỗ sẽ được mang ra đấu giá như đối với quy trình đấu giá gỗ lậu, Thứ trưởng Công thương cho biết.
Đối với tổng số hơn 5.000m3 gỗ tại các tỉnh miền Nam Lào được cho là bán cho các doanh nghiệp mà không thông qua đấu giá công khai gây nên luồng dư luận trái chiều về nghi vấn tính minh bạch. Bộ Công thương cho biết lượng gỗ trên thuộc các dự án phát triển tại địa phương, trong đó có dự án thủy điện Xepian-Xenamnoy, do khai thác đã lâu, chất lượng gỗ xuống cấp và không được phép xuất khẩu do quy định Chỉ thị 15/PM, lượng gỗ này được chính quyền xem xét bán cho các doanh nghiệp địa phương nhưng chưa truy thu hết 2.83 tỷ kíp và hơn 60.000 USD.
Tổng hợp