Theo TCCT, Trên thực tế, xuất khẩu điện hiện nay của Lào sang Việt Nam chỉ vào khoảng 300 MW, dự kiến tăng lên 1.000 MW vào năm 2020, hi vọng sẽ tăng xuất khẩu điện sang Việt Nam là 3.000 MW vào năm 2025 và hơn 5.000 MW vào năm 2030.
Tính đến nay, cả nước Lào có 61 nhà máy sản xuất điện với tổng công suất đạt 37.300 KWh/năm; trong đó xuất khẩu đạt 4.578 MW; đến năm 2021, Lào sẽ có thêm 39 nhà máy sản xuất với công suất khoảng 24.544 KWh/năm. Tuy nhiên, do xuất khẩu điện từ 2016 đến nay không đạt kế hoạch đề ra nên đã góp phần làm cho mất cân đối thu chi ngân sách của Lào (khoảng 350 triệu USD/năm).
Ngày 03/5/2019, tại Viêng-chăn, tại cuộc họp Quý I/2019 của ngành, Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Khammany Inthirath cho biết, Chính phủ Lào nhất trí tiến hành nghiên cứu khả thi về mua bán điện và hợp tác thủy điện với các nước láng giềng nhằm tăng cường hợp tác năng lượng.
Theo đó, Lào nhất trí bán 5000 MW điện cho Việt Nam. Trên thực tế, xuất khẩu điện hiện nay của Lào sang Việt Nam chỉ vào khoảng 300 MW, dự kiến tăng lên 1.000 MW vào năm 2020, hi vọng sẽ tăng xuất khẩu điện sang Việt Nam là 3.000 MW vào năm 2025 và hơn 5.000 MW vào năm 2030. Ngoài ra, Lào nhất trí bán 9.000 MW điện sang Thái Lan vào năm 2025; bán 100 MW điện sang Malaysia qua Thái Lan.
Việc Lào tăng cường xuất khẩu điện sang các nước láng giềng một phần do ngoại thương gần đây không đạt kế hoạch. Trong khi Việt Nam sắp thiếu hụt điện, việc nhập khẩu điện là một nhu cầu. Tổng kim ngạch thương mại 4 tháng đầu năm 2019 của Lào với thế giới đạt 3.166 tỷ USD (chưa bao gồm xuất nhập khẩu điện), giảm 11,13% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, nhập khẩu đạt 1.722 tỷ USD, giảm 6,26%, xuất khẩu đạt 1.444 triệu USD, giảm 16,48%. Thâm hụt thương mại 278 triệu USD. Nguyên nhân của thâm hụt thương mại là do nhập khẩu số lượng lớn nguyên vật liệu phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án thủy điện và sản xuất trong nước.
Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của Lào bao gồm bột giấy và nguyên liệu sợi cellulo, sắn, đồ uống, vàng, quần áo, chuối, máy móc và trang thiết bị điện và các loại củ, quả. Thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản, Đức, Mỹ, Thụy Điển, và Thụy Sỹ.
Hàng hóa nhập khẩu bao gồm nhiên liệu, xe ô tô, xe máy, sắt thép, các sản phẩm sắt thép, máy móc, cơ khí, dây điện và cáp, máy móc và trang thiết bị điện tử, đồ nhựa, sắt thanh và sắt tấm, phụ tùng xe cộ và thiết bị viễn thông. Lào chủ yếu nhập khẩu từ các nước Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Đức và Mỹ.
Chính phủ Lào đặt mục tiêu phấn đấu kim ngạch thương mại năm 2019 đạt 11.292 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu 5.516 tỷ USD, nhập khẩu 5.775 tỷ USD. Tổng kim ngạch thương mại năm 2018 đạt 11.258 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2017. Kim ngạch nhập khẩu năm 2018 đạt 5.410 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2017.
Hiện tại, Việt Nam có liên kết lưới điện với Lào qua các đường dây:
– Đường dây mạch kép 220kV từ NMTĐ Xekaman 3 – trạm biến áp 500kV Thạch Mỹ (Quảng Nam) truyền tải công suất NMTĐ Xekaman 3 (250 MW) về Việt Nam. Từ đầu năm 2017 đến nay, NMTĐ Xekaman 3 bị sự cố đường hầm dẫn nước và chưa vận hành trở lại.
– Đường dây mạch kép 220kV từ NMTĐ Xekaman 1 – trạm biến áp 500kV Pleiku 2 truyền tải công suất các NMTĐ Xekaman 1 (290MW) và Xekaman Xanxay (32 MW). Trong đó, hợp đồng mua bán điện đã ký ngày 28 tháng 02 năm 2011 có thời hạn 25 năm với công suất điện mua là 322MW, giá mua điện hiện nay là 5,918 Uscent/kWh.
Theo Tạp chí Công thương