Số liệu chính thức do Trung tâm thống kê quốc gia Lào công bố cho thấy mức độ lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng tại các tỉnh miền Nam cao hơn khu vực khác, xuất phát từ chênh lệch về chi phí sản xuất, kinh doanh và các yếu tố kinh tế có liên quan.
Huyện Khong ở phía nam tỉnh Champasak, miền Nam Lào
Báo cáo mới nhất cho thấy mức độ lạm phát của miền Nam Lào ở mức 6.23% trong tháng 7, so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi khu vực miền Tủng khi ngân 4.31% và 5.7% ở các tỉnh miền Bắc.
Phó chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại tỉnh Champasak, ông Xayaphet Aphixay cho biết hôm 1/9 về tình hình giá cả hàng hóa tại miền Nam Lào, hiện tại đang cao hơn cả thủ đôi Vientiane.
Theo đó, nền kinh tế không đủ quy mô khiến doanh nghiệp nâng giá sản phẩm để thu về lợi nhuận phù hợp, trong bối cảnh thị trường bị nhỏ hẹp.
Các yếu tố chi phí vận tải, giá nhiên liệu cao và tỷ giá hối đoái biến động cũng là nguyên nhân thúc đẩy lạm phát tại miền Nam Lào.
Mặc dù Champasak sản suất số lượng lớn rau củ, cà phê để cung cấp cho thị trường, tuy nhiên nhiều mặt hàng tiêu dùng, chế biến khác vẫn phải dựa vào nguồn nhập khẩu.
Các mặt hàng tiêu dùng phần lớn được nhập khẩu qua Champasak, trước khi đưa đến ác tỉnh Sekong, Attapeu, Saravane, ông Xayaphet nói. “Doanh nghiệp cộng thêm các chi phí vận tải phát sinh vào giá hàng hóa”, “điều này đã đẩy cao mức độ lạm phát”.
Các nhà nghiên cứu nhận định giá cả hàng hóa ở Vientiane thấp do dòng nhập khẩu trực tiếp vào thành phố, mà không thông qua địa phương khác.
Thị trấn Vang Vieng, tỉnh Vientiane và thành phố Luang Prabang đang nhập rau, củ từ Vientiane, điều này giải thích cho giá cả mặt hàng nói trên ở hai nơi này đắt hơn thủ đô, từ đó thúc đẩy chi phí sinh hoạt của người dân.
Để khai thác tiềm năng của quốc gia và thúc đẩy sản xuất thương mại để cung cấp đủ cho nhu cầu nội địa, tiến tới xuất khẩu, chính phủ Lào đang cố gắng khuyến khích và tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chính sách này còn gặp nhiều thách thức dài hạn, khi Lào đang nhập siêu trong những năm qua, đáng chú ý là bao gồm nhiều sản phẩm tiêu dùng.
Tỷ lệ lạm phát của Lào được thúc đẩy ngoài từ việc giá cả hàng hóa lên cao, còn chịu ảnh hưởng từ sự mất giá của đồng tiền nội địa trước USD và bath Thái Lan.
Trung tâm thống kê Lào cho biết đồng Kip của Lào thấp hơn 4,29% so với USD và 10,3% so với đồng Baht Thái Lan trong tháng 7 so với cùng tháng năm ngoái.
Do ngân hàng hạn chế bán ra ngoại tệ, các doanh nghiệp buộc phải tìm kiếm nguồn tiền từ thị trường ngoài, với mức chênh lệch lớn về tỷ giá, điều này hỗ trợ duy trì khả năng nhập khẩu nhưng lại thúc đẩy giá hàng hóa lên cao, mà trong đó đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất là người tiêu dùng, người thu nhập thấp.
Một trong những thách thức lớn nhất mà chính phủ cần hỗ trợ doanh nghiệp hiện tại chính là giảm chi phí, tăng năng suất và hạn chế lệ thuộc vào nhập khẩu.
Tổng hợp