Giá cá nuôi tại thị trường thủ đô Vientiane đã vượt ra khỏi biên độ mà Chính phủ Lào cho phép, lý do được người nuôi đưa ra là các trại cá bị thiệt hại bởi các đợt lũ lụt trong năm nay và chi phí sản xuất cũng tăng cao do tiền kíp mất giá.
Bất chấp các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng, ngăn chặn việc đầu cơ, tự ý nâng giá bán lẻ hàng thực phẩm, tiêu dùng được Bộ Công thương áp dụng. Quy định về mức giá cá nuôi không được vượt quá 20.000 kíp/kg kể từ tháng 5/2019 đã không còn hiều lực, hiện, giá cá rô phi bán lẻ tại thị trường thủ đô Vientiane dao động ở mức 23.000-25.000 kíp/kg.
Khu vực người tiêu dùng đang có nhiều phản ánh, hối thúc chính quyền kiểm soát chặt chẽ hơn giá cả hàng tiêu dùng, đặc biệt là thực phẩm tại thị trường. Theo khảo sát, tại quận Xaythany, giá cá mua vào được các tiểu thương tiết lộ đã tăng lên mức 20.000 kíp/kg, nhảy vọt từ mức 15.000-18.000 kip so với hồi đầu năm. Vì vậy, để duy trì lợi nhuận, giá bán lẻ cho người dân vì thế phải được điều chỉnh tăng theo.
Thông qua số liệu thống kê của Sở Công thương thủ đô Vientiane, tình hình giá cá nuôi tăng cao đã chuyển hướng người tiêu dùng sang mua thịt lợn và các loại thịt khác nhiều hơn. Theo khảo sát tại quận Xaysettha cho thấy, mỗi tiểu thương chỉ bán được chỉ bán được 50-60kg cá mỗi ngày, thấp hơn rất nhiều so với bình quân 200kg tại thời điểm đầu năm.
Giá bán buôn cá tăng trong mùa mưa là hiện tượng bình thường, tuy nhiên, lũ lụt hồi đầu tháng 9 trên diện rộng đã gây thiệt hại cho nhiều trang trại cá, đặc biệt là trên sông Nam Ngum, nơi có hàng ngàn cá rô phi đã chết do bị nước cuốn, gây ô nhiễm không nhỏ tại một số khu vực dọc sông. Ngoài ra, tỷ giá hối đoái kip-baht biến động mạnh cũng khiến cho người nuôi bị ảnh hưởng không nhỏ do chi phí cho thức ăn chăn nuôi và cá giống tăng cao. Điều này khiến nhiều trại cá của người Lào tại Vientiane đã không thể cạnh tranh với người nuôi cá nước ngoài.
Ngành thủy sản Lào phát triển nhất là các trại cá rô phi dọc theo sông Nam Ngum và sông Mê Kông.
Kể từ đầu năm 2019, người dân tại thủ đô Vientiane chóng mặt với sự tăng giá của hàng tiêu dùng do nhiều yếu tố khách quan, một trong số đó là lũ lụt trên diện rộng đã hủy hoại nhiều diện tích hoa màu và bè nuôi thủy sản, dẫn đến tình trạng khan hiếm gạo, rau củ và cá nuôi.
Tổng hợp