Tỷ lệ lạm phát bình quân 9 tháng đầu năm 2024 ở mức 24,8% (bình quân 9 tháng đầu năm 2023 ở mức 33,7%).
Theo số liệu của Trung tâm Thông kê Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào, tỷ lệ lạm phát tháng 9/2024 của Lào ở mức 21,7% (tháng 8/2024 là 24,3%) là mức tăng chậm nhất trong tháng thứ hai liên tiếp trong 12 tháng gần nhất. Trong đó, nhóm hàng có tỷ lệ lạm phát cao nhất là nhóm chăm sóc sức khỏe và dược phẩm tăng 34; nhóm nhà ở, nước, điện và nhiên liệu đun nấu tăng 32,9%; nhóm nhà hàng, khách sạn tăng 30,9 nhóm thiết bị gia dụng tăng 29,3%; nhóm giáo dục tăng 29,3%. Đối với nhóm thực phẩm và đồ uống không cồn, là nhóm sản phẩm có tỷ trọng tiêu thụ lớn nhất, tăng 21,1%.
Tuy nhiên, khi quan sát sự thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2024 so với tháng 8/2024, có thể thấy tiếp tục tăng so với tháng trước ở mức 1,4%. Trong đó, nhóm tăng giá nhiều là ngành giáo dục với mức tăng 5,6%. Nổi bật nhất là đồng phục học sinh (tăng 7%), sách giáo khoa (6,7%), học phí (4,2%); nhóm chăm sóc sức khỏe và dược phẩm tăng 2,1%. Tăng nhiều nhất là thuốc (4,6%), dịch vụ khám bệnh (3,6%), thuốc trẻ em (1,1%); các nhóm hàng thực phẩm và đồ uống không cồn tăng 1,8%. Trong đó, đáng chú ý nhất là hành (38%), bắp cải trắng (18,5%), ớt (16,5%), thịt gà (2,7%), thịt lợn (1,6%), trứng ( 1,1%); nhóm nhà hàng, khách sạn tăng 1,8%, nhất là giá bia (4,2%), gà nướng (3,2%), giá phòng (3,3%) và mỳ (1,7%).
Đối với tỷ lệ lạm phát bình quân 9 tháng đầu năm 2024 ở mức 24,8% (bình quân 9 tháng đầu năm 2023 ở mức 33,7%). Trong đó, tăng cao nhất là nhóm chăm sóc sức khỏe và dược phẩm tăng 36,2%, nhất là thuốc (47,8%), thuốc ho cho trẻ em (38,6%), dịch vụ ngoại trú (14,7%); nhóm nhà hàng, khách sạn tăng 34,6%, đặc biệt giá các món ăn ngon như cơm chiên, cá rô nướng, cơm chiên thịt heo, cơm (363%), nhà nghỉ, khách sạn (25,4%); nhóm hàng may mặc, giày dép tăng 30,8%, nổi bật nhất là quần áo nam (32,2%), quần áo nữ (32,9%), quần áo trẻ em (26,5%) và giày dép (20,5%); nhóm nhà ở, điện, nước và nhiên liệu đun nấu tăng 27,6%, nhất là giá gas, nhiên liệu (31,3%), bảo trì và sửa chữa nhà cửa (25,5%).
Nguyên nhân khiến tỷ lệ lạm phát tăng chậm hơn là do áp lực tỷ giá hiện nay đã được giảm bớt, tỷ giá không biến động nhiều và giá hàng hóa nhập khẩu, như giá dầu trên thị trường thế giới giảm. Tuy nhiên, điều kiện sản xuất trong nước vẫn chưa mạnh, cộng với điều kiện biến đổi khí hậu như mưa lớn, lũ lụt khiến nguồn cung không đủ cầu, khiến giá nhiều mặt hàng tăng cao.
Tổng hợp