Số liệu thống kê của Bộ Nội vụ Lào năm 2019 cho thấy 66.17% người dân Lào theo đạo Phật, một số lượng nhỏ theo đạo Thiên chúa, Đạo hồi, Baray và các tín ngưỡng khác. Phật giáo tại Lào tồn tại song song hai hệ phái là Đại thừa và Tiểu thừa, trong đó hệ phái Tiểu thừa chiếm đa số..
Chùa Wat Mae Simeung ở quận Sisattanak, trung tâm thành phố Vientiane, nơi đặt “trụ cột” của thủ đô. Ngôi chùa gắn liền với sự tích mẹ Simeung linh thiêng.
Chùa còn gắn liền với sự tích đậm nét tâm linh huyền bí về đôi chim hạc cự ngụ ngay trên hòn giả sơn sau hậu điện. Chẳng biết chúng đến tự bao giờ nhưng nghe nói là đã có rất lâu rồi. Từ khi chim hạc xuất hiện, dân chúng thêu dệt thêm nhiều huyền thoại.
Văn hóa Phật giáo và đạo Phật đã ăn sâu vào tư tưởng, để lại những dấu ấn rõ nét trong đời sống của người dân Lào. Không chỉ ở những nét đặc trưng của các chùa tháp cổ kính, những bóng áo vàng của sư tăng mà Phật giáo còn trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống tâm linh của người dân Lào. Từ kiến trúc, nghệ thuật cho đến hội họa, điêu khắc, từ ngôn ngữ, văn tự cho đến văn học, thi ca; từ trang phục, ẩm thực cho đến tín ngưỡng, lễ hội đều mang dấu ấn Phật giáo.
That Luang, biểu tượng Phật giáo Lào, là một trong những tháp Phật lớn nhất ở Lào (chân rộng 90m x 90m và cao 45m). Trung tâm của tháp là một khối lớn uy nghi, trang nhà vươn lên cao như một mũi tên. Đế của khối trung tâm là một đài sen hình vuông đang nở tung những cánh vàng ra bốn phía. Trên đài sen là bệ cao có hình vuông và có cấu trúc khá phức tạp. Chân bệ là những nấc vuông càng lên cao càng nhỏ lại để rồi phình ra ở trên thành một gờ nổi lớn hơi ngả ra ngoài làm chỗ đứng vững chãi cho hình quả bầu thon thả phía trên. Truyền thuyết kể rằng tháp That Luang là nơi đang lưu giữ xá lợi tóc của Đức Phật.
Về chùa Lào, kiến trúc mang phong cách chùa Khmer nhưng cũng mang nhiều nét đặc trưng của lối kiến trúc truyền thống Lào. Thông thường ở mỗi bản làng của Lào bao giờ cũng có chùa. Ngôi chùa thường được xây dựng trên khu đất trung tâm của làng, cổng chính hướng về phía Tây và các cổng phụ ở ba phía còn lại. Quần thể chùa thường có 3 ngôi nhà chính là: Phật điện, Phật đường và Tăng phòng. Phật điện là nơi quan trọng nhất, dành riêng cho sư tăng thực hiện các nghi thức Phật giáo. Phật đường là nơi sinh hoạt chung của sư tăng và là nơi để các tín đồ đến hành lễ. Tăng phòng là nơi ở của các sư. Trong chùa cũng có một số công trình phụ trợ như thư viện, lầu trống, nhà khách…
Chùa Wat Ong Teu trên đường Sethathirath là một di tích lịch sử độc đáo của Thủ đô Viêng Chăn.
Đến với đất nước Lào – xứ sở của hoa Chămpa, người ta có thể nhận thấy những dấu ấn rõ nét của văn hóa Phật giáo lên đời sống của người dân các bộ tộc Lào như thế nào. Không chỉ ở những nét đặc trưng của các chùa tháp cổ kính, không chỉ ở những bóng áo vàng của các sư tăng trên đường hành trì mà Phật giáo đã hiện diện trong từng hơi thở của cuộc sống thường nhật, trở thành một phần tất yếu trong đời sống tâm linh của người dân đất nước Lào. Từ kiến trúc, nghệ thuật cho đến hội họa, điêu khắc, từ ngôn ngữ, văn tự cho đến văn học, thi ca, từ trang phục, ẩm thực cho đến tín ngưỡng, lễ hội đều mang dấu ấn Phật giáo. Và không ở đâu, dấu ấn Phật giáo lại được thể hiện sinh động, phong phú, màu sắc và rõ nét như trong đời sống sinh hoạt của người dân các bộ tộc Lào.
Chùa Phra Keo ( Haw Phra Kaew) là ngôi chùa Phật ngọc nổi tiếng của thủ đô Viêng Chăn. Chùa được xây trên một nền đá cao, chạy dọc theo cầu thang là hai con rồng đá được chạm khắc tinh xảo. Bên trong chùa lưu giữ những bức tượng Phật bằng nhiều chất liệu khác nhau như đất nung, đá, đồng… Nhiều bức tượng được dát vàng tại một số vị trí nhưng đầu, bụng, tay, ngực,… mang ý nghĩa che chở và bảo vệ cho người dân có một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy.
Cũng giống như hệ phái Phật giáo Tiểu thừa ở Campuhia, đối với Phật giáo ở Lào, ngôi chùa mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng, trở thành trung tâm văn hóa của bản làng, nơi tổ chức những buổi vui chơi, hội hè của nhân dân. Chùa cũng là nơi giảng dạy giáo lý, dạy chữ cho người dân, nơi mà các nam thanh niên Lào vào tu học để tu nhân tích đức, để trở thành những người có ích cho xã hội. Trong lịch sử, trường chùa không chỉ thuần túy là nơi giảng dạy kiến thức thông thường mà đã trở thành nơi đào tạo nguồn nhân tài cho đất nước, cho quốc gia. Đối với người dân Lào, ngôi chùa không mang tính huyền bí, siêu đẳng, người dân vào chùa không có cảm giác e ngại, sợ sệt bởi lẽ đạo và đời diễn ra ngay trong ngôi chùa. Mối quan hệ mật thiết này đã làm cho mọi nếp sống sinh hoạt càng trở nên vui tươi, lành mạnh và hun đúc cho mọi người tinh thần hồn nhiên, hiền hòa, một cuộc sống thanh bình, hữu hảo.
Wat Sisaket, chùa cổ và có nhiều tượng Phật nhất tại Lào
Trong quá trình phát triển, Phật giáo đã để lại nhiều dấu ấn trong đời sống văn hóa của cư dân các bộ tộc Lào. Phật giáo đã đi vào đời sống, hiện hữu như một thực thể hữu cơ và tạo nên những nét truyền thống đặc biệt mà chỉ trong văn hóa của Lào mới có. Đó cũng chính là lí do để đạo Phật có mặt, tồn tại và phát triển vững bền qua hàng ngàn năm trên đất nước của xứ sở hoa Champa.
Tổng hợp