Đồng Kíp vẫn đang trong chiều hướng giảm giá so với bath Thái và USD bởi các thách thức vẫn hầu như chưa được giải quyết, trong khi thâm hụt thương mại và thâm hụt cán cân vãng lai ngày càng tăng, ở mức trên 12%.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Lào đã thừa nhận như vậy trong một hội nghị ngành mới đây khi Lào ghi nhận nhu cầu ngoại tệ cực lớn của doanh nghiệp để chi trả cho hàng hóa nhập khẩu, bao gồm bath Thái Lan và USD, điều này đã khiến tiền kíp mất giá cực mạnh trong năm nay.
“Sau 11 tháng đầu năm, đồng bath đã tăng giá 13% so với năm 2016, ở mức 31 bath đổi 1 USD, tăng 3.6% so với năm 2018. Việc này khiến quốc gia cần nhiều bath để nhập khẩu hàng hóa từ Thái Lan như Lào chứng kiến sự suy yếu đồng nội tệ của mình. Theo đó, đồng kíp đã mất 3.2% giá so với USD và 6.7% so với bath, chưa kể mức chênh lệch lớn hơn ở thị trường chợ đen.
Giá cả tiêu dùng của Lào cũng tăng vọt, tháng 10 vừa qua ghi nhận lần đầu mức lạm phát của nước này vượt 5%, biên độ mà Quốc hội đã giới hạn. Đơn cử, giá mỗi chai nước mắm tăng từ 6.000 kíp lên 8.000 kíp, giá gạo tẻ tăng mạnh, từ 50-70.000 lên 70-110.000 kíp cho mỗi 12kg do mọi chi phí đầu vào của các nhà máy xay xát đều tăng.
Ngoài ra, theo Thứ trưởng Công Thương Somchith Inthamith, giá nhiên liệu tăng nhanh cũng là yếu tố hàng đầu khiến hàng tiêu dùng tăng giá. Quốc gia không có biển cần khoảng 2 tỷ lít xăng dầu mỗi năm, hoàn toàn từ nước ngoài.
Giá trị thương mại của Lào sau 6 tháng đầu năm đạt 5.828,15 tỷ USD, chưa tính bán điện, nước này xuất siêu đến 557.15 triệu USD, trong khi dự trữ ngoại tệ chỉ khoảng hơn 800 triệu USD.
Theo IMF, thâm hụt thương mại thường xuyên là nguyên nhân khiến đồng kíp Lào mất giá liên tiếp và lạm phát tăng cao. Các chuyên gia kinh tế của WB nhận định nợ nước ngoài của Lào cao do các khoản vay lớn để bù đắp thâm hụt ngân sách là thách thức lớn nhất của nước này. Năm 2018, tỷ lệ nợ trên GDP của Lào chiếm hơn 60%, tương đương 12 tỷ USD và sẽ còn tăng trong những năm tiếp theo.
Tổng hợp