Ngày 02/11, tại Hội nghị đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ V, Bộ Công Thương xác định sẽ tập trung triển khai 05 chính sách để triển khai các công việc của ngành công thương đạt kế hoạch đã đề ra giai đoạn 05 năm tới (2021-2025). Theo đó:
(1) Hội nhập và kết nối kinh tế với khu vực và thế giới, tập trung hợp tác và đàm phán thương mại trong khuôn khổ song phương, đa phương, tiểu vùng và khu vực để mở rộng cơ hội xuất khẩu; khuyến khích phát triển thương mại biên giới và dịch vụ thương mại xuyên biên giới gắn với logistics trong thời đại kết nối;
(2) Phát triển công nghiệp và sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, khuyến khích phát triển nhóm công nghiệp hiện có và công nghiệp có thế mạnh mới; tạo giá trị gia tăng, nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm và sản xuất; tập trung phát triển cơ sở vật chất hỗ trợ công nghiệp chế biến; khu công nghiệp, khu vực công nghiệp chính, công nghiệp và thương mại theo từng phần.
(3) Tạo môi trường thuận lợi và củng cố vững vàng cho khối kinh doanh bằng cách tập trung vào quản lý doanh nghiệp, xây dựng nền tảng thông tin và phát triển công nghiệp thành hệ thống hiện đại; tạo môi trường thuận lợi và củng cố vững vàng cho khối kinh doanh; bảo vệ người tiêu dùng, phát triển cơ sở hạ tầng; phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, đưa số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 2% mỗi năm; khuyến khích sự cạnh tranh thương mại; quản lý và điều chỉnh nhà máy; quản lý tiêu chuẩn, đo đạc và chất lượng đồng thời quản lý và khuyến khích bảo vệ tài sản trí tuệ; đề cao kiểm tra thương mại.
(4) Tăng cường khuyến khích và phát triển thương mại phát triển phù hợp với tình hình mới, tập trung xây dựng nền tảng thông tin, thông tin dữ liệu và phát triển hệ thống thương mại hiện đại qua hệ thống điện tử và sáng kiến mới, nghiên cứu, điều chỉnh các văn bản pháp lý quy định, phân tích quản lý giá hàng hoá, quản lý xuất nhập khẩu.
(5) Tăng cường hiệu quả quản lý vĩ mô và phân cấp quản lý tại địa phương, lãnh đạo việc tổ chức kinh doanh và các đơn vị kinh doanh thuộc Đảng bộ, tập trung nghiên cứu phát huy đường lối, kế hoạch, nghị quyết của Chính phủ và Quốc hội có liên quan, xây dựng kế hoạch đầu tư, kế hoạch hợp tác, tổng kết, phân tích và cung cấp thông tin dữ liệu; củng cố hiệu quả việc tiến hành của ngành công thương; phát triển năng lực của nhân lực ngành công thương; sửa đổi cơ chế tổ chức và quản trị cùng với thực hiện công tác “3 Xây” một cách hiệu quả; tập trung nghiên cứu khoa học và phát triển trường cao đẳng thương mại; sửa đổi và phát triển doanh nghiệp của ngành công thương; khuyến khích và cung cấp dịch vụ của Hội đồng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Lào và tập trung kiểm tra nhà nước.
Mục tiêu chính của ngành là đến năm 2025 đạt mức độ mở của thương mại (giá trị thương mại hàng hoá và dịch vụ đối với GDP không dưới 80%), xuất khẩu hàng hoá công nghiệp chiếm 50%, đưa ngành công nghiệp chế biến và thương mại đóng góp 22-23% tổng số GDP cả nước; các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp 18%/năm với số lượng tăng 2%/năm.
Theo ĐSQVN tại Lào